chúng ta: như một châm ngôn cổ thời có nói: “Hành động nặng cân
hơn lời nói”. Nhưng bởi bản tính xã hội của con người và tính có thể
sai lầm của cá nhân, nên luôn cần thiết phải có sự biểu hiện những lý
tưởng của chúng ta thông qua một số các cơ chế và một số các hình
thức thực hành tâm linh hầu giúp nâng đưa dân chúng lên các lý tưởng
đó.
Các giáo hội Kitô giáo và các truyền thông tôn giáo khác (bao gồm
Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, Islam giáo) đóng
vai trò này trong một mức độ nào đó, mỗi tôn giáo trong thể thức riêng
biệt của mình, mang trên mình những truyền thống linh thiêng và
những niềm tin siêu hình khác nhau. Kant hy vọng những khác biệt đó
được xem như những lựa chọn riêng tư, nhưng một tập hợp chung các
nhiệm vụ và lý tưởng luân lý được xuất hiện như cốt lõi đạo đức thiết
yếu của mọi tôn giáo. Nhưng phải nhìn nhận rằng, trong hai thế kỷ từ
thời Kant đã chỉ có ít dấu hiệu cho sự thành tựu đó (họa chăng có được
phần nào với Unitarians và Quakers, những hệ phái đã kêu gọi cho
những giá trị của những người thiểu số). Các truyền thống tôn giáo,
trong những hình thức siêu nhiên và ly gián, đã rõ ràng duy trì một
bàn tay quyền lực trên nhiều tâm trí con người.
Luôn mãi có một nhu cầu giáo dục trong một nghĩa rộng nhất, bao
gồm cả giáo dục luân lý, như Platon và Aristoteles đã đề xướng. Điều
này ứng dụng cách riêng cho giới trẻ, nhưng tất cả chúng ta vẫn có khả
năng học hỏi trong suốt cả cuộc đời. Không một ai trong chúng ta là
toàn tri hay toàn thiện, và mỗi người trong chúng ta vẫn có nhu cầu
được học và được nhắc nhở trong mọi thời khắc của cuộc sống về điều
gì là thật, là tốt, là đẹp. Vẫn luôn có những nguồn tài năng tâm linh
khai sáng có giá trị, chúng ta không bị hạn chế vào sức lực nhỏ bé,
mỏng giòn và có thể sai lầm của chúng ta. Có những phong phú vô
biên (cũng như những cặn bã không nhỏ) có thể tìm thấy trong khoa
học, triết lý và nghệ thuật. Các tôn giáo cung ứng nhiều hình thức thực
hành tâm linh khác nhau, một số trong đó được mô tả như dẫn đưa ta