tranh bẩm sinh trong Bản tính con người; chúng ta luôn so sánh mình
với kẻ khác và muốn được ngang bằng hay vượt trội hơn họ. Có một
vấn đề luân lý ở đây: bởi dẫu rằng khuynh hướng đua tranh có thể là
điều có thể chấp nhận và còn đáng hoan nghênh, như trong thể thao và
trong các thành tựu khoa học, giáo dục, đào luyện, nghệ thuật và nghề
nghiệp, nhưng chúng tất thảy cũng quá dễ dàng rơi vào tình trạng vô lề
luật, lừa đảo và tham lam. Chúng có thể thúc đẩy sự tiến bộ văn hóa
và xã hội (như Kant đã gợi ý), nhưng chúng cũng có thể trở nên khốn
cùng giới hạn trước những lý tưởng vô kỷ và đồng cảm xót thương.
b) Có phương thuốc nào ở đây cho sự Ác cá nhân và xã hội? Bước
đầu tiên hẳn là phải gọi lên đích danh sự ác, tìm cách làm cho mỗi
người sống động ý thức được điều gì là sai lạc, cả trong chúng ta lẫn
trong xã hội. Con người chúng ta thường giỏi tìm ra những tên gọi thật
tốt thật đẹp cho những những điều thật xấu thật bỉ ổi mà chúng ta làm:
có những khả năng hầu như bất tận để tự bào chữa mình, tự làm cho
mình thất vọng, sự dồn nén của Freud, sự đánh tráo [mauvaise foi, bad
faith] của Sartres. Cũng có những mưu kế tương tự trên bình diện xã
hội, nhất là điều mà Marx gọi là “ý hệ” (“ideology”), những hệ thống
tin tưởng giáo điều che đậy hoặc biện minh cho những hình thức bóc
lột được che khuất. Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là phải nhìn vào
“cái xà trong chính mắt ta”, như Đức Jesus đã nói. Nhưng đối với
những sự ác của cơ chế thì phải dấy lên những chiến dịch chống đối
công khai và có tổ chức của những người bất đồng chính kiến, cùng
với những phong trào phản kháng.
c) Ngoài việc gọi tên và chống đối sự ác, ta còn có thể làm những
điều tích cực hơn bằng cách giương cao những chuẩn mực của sự
Thiện, diễn tả lý tưởng của chúng ta về cuộc sống con người phải là
như thế nào. Dĩ nhiên, “rao giảng” là điều có thể phản tác dụng.
Không một ai trong chúng ta có thể khẳng định quan điểm của mình là
độc nhất và không thể không sai lầm, và nhiệm vụ đầu tiên của chúng
ta là tìm cách tuân theo và thể hiện nơi chính mình những lý tưởng của