cạnh tranh về tài nguyên và những vấn đề phiền toái về công bình
trong kinh tế.
c) Một phần lớn các câu trả lời khác là sự tội phạm của con người.
Nếu một nhu cầu của con người không được thỏa mãn, thì không phải
luôn luôn có người phải bị khiển trách. Nhưng khi một quyền lợi của
con người bị lạm dụng, thì có kẻ phải chịu trách nhiệm − kẻ nào đó,
nhóm người nào đó, cơ quan nào đó − đã ra lệnh hay thi hành việc giết
chóc hay tra tấn, bắt làm nô lệ hay bóc lột. Và tại sao? Câu trả lời tiêu
biểu sẽ bao hàm những mối lợi nào đó cho họ. Có ít cá nhân bạo dâm
đồi trụy thích thú làm cho kẻ khác đau khổ, nhưng có khối người sẵn
sàng gây tang tóc cho người ta nhân danh những chính nghĩa “lớn
lao”, như Quốc gia, Đảng phái, hay cả Tôn giáo. Nhưng trong phần
lớn các trường hợp, dân chúng thường chỉ làm những gì có lợi cho họ
(và thường là để tuân theo các mệnh lệnh). Chúng ta thường đặt lợi ích
của kẻ khác vào hàng thứ yếu, nếu ta còn để ý tới họ. Kant gọi đó là
cái “Ác triệt để” (“radical Evil”) trong Bản tính con người.
d) Chúng ta sẽ không nhìn điều đó hoàn toàn là tội phạm cá nhân,
bởi bản tính xã hội của chúng ta và cũng bởi ảnh hưởng vô cùng lớn
của văn hóa trên chúng ta – có một chiều hướng xã hội quan trọng
nghiêng về tội, kiêu hãnh và ích kỷ. Chỉ cần một vài cá nhân ăn nói
hấp dẫn và đồi trụy chiếm được ảnh hưởng và quyền lực, là vô số
người bị lôi cuốn theo, được kích động bởi sự pha trộn của truyền cảm
và tư lợi (xem trường hợp Hitler, Stalin và những nhà lãnh đạo tôn
giáo).
e) Thường là sự bất công trong cơ cấu, được cất giấu trong vỏ bọc
thánh thiêng của các hệ thống kinh tế, xã hội, luật pháp, sự bóc lột của
một phần người dân đối với các phần người dân khác, sự bóc lột mang
danh hiệu giai cấp, giống nòi, sắc tộc, hay đơn giản tổn thương như
những điều kiện lao động bóc lột của các xí nghiệp bởi sức ép thị
trường của chế độ tư bản toàn cầu.