MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 156

Sau ba ngày đêm chung vui, chúng tôi lại nắm tay nhau giã từ. Hùng ở lại
Đống Năm với Vũ Hoàng Chương để dạy học.
Vào năm 1949, áp lực chiến tranh mỗi ngày mỗi đè nặng vào vùng đất Liên
khu 3. Những con chim trời bay tản mác khắp ngả để tìm nơi an lành trú ẩn.
Thời gian trôi đi theo tiếng bom đạn cày nát quê hương đau khổ!
Đến cuối năm 50, Hùng trở về Hà Nội. Cuộc sống của Hùng có thay đổi,
Hùng đã lập gia đình như lập trường thi ca vẫn y nguyên. Gánh nặng áo
cơm và nguồn đam mê đến chết-không-rời quấn chặt lấy thân phận nhỏ
nhoi đó mà hành hạ. Thiếu thốn thường xuyên nhưng Hùng vẫn giữ nguyên
phong độ của kẻ sĩ. Hùng được một số bạn thương giúp đỡ nhưng sự giúp
đỡ này chỉ như những gáo nước nhỏ tưới vào một vùng hạn hán trường kỳ.
Cứ như thế, như thế, Hùng sống cho đến ngày di cư vào Nam với thi phẩm
Mê hồn ca làm vốn liếng và hành lý.
Kể từ đó cuộc đời đối với Hùng đã phần nào đỡ khe khắt. Hùng cố gắng
bằng đủ mọi cách như viết truyện dã sử dưới bút hiệu Hoài Điệp Thứ Lang,
làm thơ trào phúng ký Thần Đăng, phụ trách mục Tao Đàn v.v… Cuối cùng
Hùng đã ngã xuống với tiếc thương đòi đoạn và vĩnh viễn đi vào Cơn-mê-
trường-dạ.
Đường vào tình sử còn dài lắm, Hùng đành bỏ dở, và có mái tóc nào buồn
lênh đênh cho thuyền hồn thi nhân thả mộng?...

“Khi anh chết các Em về đây nhé
Vị chút tình lưu luyến với nhau xưa
Anh muốn thấy các em cùng nhỏ lệ
Tay cầm hoa, xoã tóc đứng bên mồ…”
("Cung đàn tưởng niệm", Đường vào tình sử)

Nói đến Đinh Hùng là nói đến cô đơn, là nói đến khát vọng. Nỗi cô đơn và
niềm khát vọng đó in hằn trong kích thước thi ca mà Hùng đã dấn thân như
người lính cảm tử. Hùng đã sống trọn vẹn và chung thuỷ đến lúc lìa đời với
hướng đi tự nguyện. Bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu mật đắng do cuộc đời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.