MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 198

Hậu. Con sông này là chi nhánh của sông Cửu Long chảy từ Nam Vang
xuống nước ta, hướng Tây Bắc – Đông Nam. Từ biên thuỳ Cam-Bốt đến
cửa biển, sông dài độ hai trăm hai mươi cây số… Miền Hậu Giang là 1/3
đất miền Nam. Toàn đồng bằng rất thấp, trừ mấy ngọn đồi ở An Giang và
Hà Tiên nổi lên như để làm cảnh. Trừ Ba Xuyên và An Xuyên, tức miền Bạc
Liêu và Cà Mau trước thời 1/3 là bùn lầy, đầy rừng nhung nhúc những
rắn”.

Và Sơn Nam viết về sân chim, trong cuốn Tìm hiểu đất Hậu Giang:

Hồi trước năm 1945, nhiều người dân ở U Minh còn mạo hiểm vào
giữa rừng tìm sân chim. Họ khởi hành từ xóm Tân Bằng đi thẳng về
phía Đông chừng 10 cây số… Việc khai thác rất gay go. Từng đoàn
người mang gùi, búa, rủ nhau vạch một con đường giữa các bụi trầm
thuỷ, dây bít. Hai người đi tiên phong cầm hai đầu cây cán cỏ, đè bẹp
sậy, choại xuống. Bọn đi theo sau đó mà tiến lên rất chậm chạp. Phải
đi gần hai ngày mới tới sân.

Cũng theo lời thuật lại, sân chim rộng hơn 10 mẫu, nồng nực mùi
phẩn, mặt đất như bốc khói vì hơi thở của bao nhiêu con chim mẹ
đang hò hét hoàng hôn. Loại lông ô rất thính hơi người, ai nấy phải
cởi áo ra đẻ giấu mùi mồ hôi. Đêm đến, họ ra tay giết chim, nhổ lông
rồi kéo xác chim bỏ xa.

Mỗi năm, họ vào sân lấy lông chừng đôi ba lần, cũng từ tháng giêng,
tháng hai, tháng ba… Huê lợi tuy to tát nhưng phung phí nhiều sức
khoẻ nên ít ai muốn mạo hiểm.

Ngày nay loại lông ô, chó đồng, già sói, bồ nông của sân chim ngày
xưa đã thành giai thoại...

Chẳng cứ gì sân chim mà còn nhiều thứ khác cũng mất dần đi theo thời
gian và tiến bộ chung của quốc gia, nhưng chúng ta còn Sơn Nam, tức là
còn tiếng nói cổ sơ của miền Hậu Giang yêu dấu ngàn đời không phai lạt
qua “Vạch một chân trời”, “Cô gái Phù Nam” và “Nhà ông Cả” đang sinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.