Sau câu nói đó, số phận cô Thừa kể như đã định đoạt. Cái vùng Mốp-Giăng
nằm dưới chân núi Ba Thê, cạnh kho tàng Óc Eo, cạnh bờ biển đen ngòm,
lâu lâu vượn hú, khỉ kêu nghe thảm thiết bên rặng cây bần. Mưa lạnh lâu
ngày, vin mãi trên cành, khỉ vượn vừa sợ đói vừa sợ té, rốt cuộc vẫn té vì
đói, vì lạnh để rơi xuống bãi bùn trầy trụa xong lại trở lên cành mà vin mãi.
Vùng Mốp-Giăng còn sống nhờ chuột. Mùa nước nổi, chuột cắn đuôi nhau
nối liền thành một sợi dây dài, chẳng biết nó từ xứ nào tới và đi về đâu. Tụi
nó lội chập chững, con này nương sức của con kia… Mỗi tháng có năm sáu
bầy như vậy. Nước giựt xuống, chuột làm ổ; trời sa mưa, cỏ non mọc nhú
lên, tha hồ xây rọ mà bắt. Dân ăn chuột trừ cơm. Đó là hồi xưa, bây giờ đất
Mốp-Giăng đã “thuộc” rồi nên Henri Nhan mới phải đến nhờ quan Tư Ca-
Rê và lũ lính Lê Dương để tranh phần ăn của dân nghèo với những xác chết
kèm theo.
Dưới ngòi bút Sơn Nam, mọi sự bất nhân đều không được dung tha. Mọi
việc, mọi tình, Sơn Nam đều giải quyết đúng với tinh thần phương Đông,
nghĩa là “ơn trả, nghĩa đền” thật sòng phẳng. Do đó, người đọc Sơn Nam
bao giờ cũng ở trong một tư thế thoải mái.
Sở dĩ Sơn Nam có thể làm chủ bút pháp của mình trong nhiều tác phẩm
chuyên viết về đồng ruộng, là vì Sơn Nam đã am hiểu đất Hậu Giang thật
chu đáo. Sinh trưởng tại Hậu Giang, lớn lên tại đó, rồi chạy giặc, kháng
chiến và viết văn cũng ở đó, nên miền Hậu Giang đối với Sơn Nam như hơi
thở của mình, nếu mất nó Sơn Nam cũng chẳng còn.
Qua cuốn Tìm hiểu đất Hậu Giang, Sơn Nam chứng minh với người đọc về
giá trị hiểu biết trong vấn đề địa lý, nhân văn, kinh tế cũng như cơ cấu xã
hội của miền “trái ngọt cây lành” từ buổi đầu khai phá. Biết bao nhiêu
công trình nghiên cứu, bao nhiêu sách vở và Sơn Nam, anh hãy cho chúng
tôi biết dã bao nhiêu đêm trắng qua đi bên thếp đèn dầu cá anh suy tư, hoài
cổ?
Trong bài tựa cuốn sách trên, giáo sư Nguyễn Thiệu Lâu viết:
“Miền Hậu Giang là miền đồng bằng, rất rộng ở về phía Nam con sông