MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 196

Vậy đó, lòng bao dung và độ lượng ấy chẳng phải trường hợp hi hữu mà nó
có thường trực ở trong mỗi con người Việt Nam thuần tuý. Ngay cả Liễu
Hương cô gái giang hồ đã gieo rắc nhiều tội lỗi trong lúc sống, đã trả nợ tội
lỗi bằng chính viên đạn của kẻ cùng phe, lúc chết vẫn được tha thứ như
thường.

Phải chi ngoài biển có cầu
Anh ra múc nước giải oan sầu cho em.

Từ “Chim quyên xuống đất” đến “Hình bóng cũ”, Sơn Nam vẫn mang một
nỗi niềm. Nỗi niềm đó là chống đối ngoại bang và cả những kẻ lợi dụng uy
quyền ngoại bang để bóc lột, chà đạp lên nỗi oan khổ của người dân quê
ngàn năm còn đó.
Nhân vật Henri Nhan và vợ, trong “Hình bóng cũ” đại diện cho lớp “côn
đồ ác ôn”,
thời nào cũng có. Chúng không ngại nhúng tay vào những việc
nhơ bẩn, bất nhơn, bất nghĩa miễn sao được lợi riêng mình. Chúng bắt thân
với uy quyền để tạo thế mạnh. Chúng xảo trá, lưu manh. Chúng là quân giết
người, quân khốn nạn. Chúng là vết nhơ của xã hội. Chúng ích kỷ, đê hèn.
Chúng nguỵ tạo danh nghĩa để che đậy sự thối tha, nhơ nhớp do chúng tạo
nên. Chúng muốn người đời giương danh bằng “tiểu sử danh nhân” trong
khi chúng kéo lê tâm hồn trong sự tủi nhục và đốn mạt.
Nhưng chúng không đánh lừa ai được vì chúng ta còn có lão Tư Hiếm ở
vùng Mốp-Giăng, chúng ta có cô Thừa dám cởi hết áo quần trước mặt quan
kinh lý che ngang ống kính đạc điền và cãi lý vì quyền lợi chung:

“Làm cái gì vậy? Trần truồng như nhộng giữa đám đông chẳng biết
mắc cỡ à?”

Cô gái đáp:
“Mắc cỡ gì? Hễ cái miệng đói thì cái… mông cũng chết! Xưa nay,
chưa có người nào chết đói mà cái mông còn sống được. Tôi làm vậy
đó. Không mắc cỡ gì hết!”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.