Bảy Thích chắt lưỡi:
"Tôi đố chú nói mười tiếng nữa."
"Tôi chịu thua bác."
Bảy Thích thốt nhiên cười to:
"Ông giáo Kiến đánh cờ với ông giáo Kiến để giải trí cho… ông giáo
Kiến. Mình cứ tưởng tượng: ông đi một nước bên đen rồi đi một nước
bên đỏ. Suy nghĩ hồi lâu, ổng đi thêm một nước nữa; lâu lâu hồi một
nước với ổng. Rút cuộc ổng cho bên này thắng, bên kia thua…"
Biết mình là kẻ phạm thượng, tôi vào thảo am, lập tức chắp tay xin lỗi.
Ông giáo Kiến ban đầu giận lắm, nhưng rồi lại cười, cười ra nước
mắt. Ông nói: "Đời tôi ích kỷ quá. Tôi muốn bao trùm thiên văn địa lý
nhưng tôi chưa hiểu gì cả. Tôi thương cả loài người, nhưng ra đây rốt
cuộc tôi chỉ thương tôi. Đánh cờ tướng như tôi… chỉ là trò cười… với
tôi! Thẹn thuồng quá”.
Ông giáo Kiến thương cả loài người, không sai đâu vì ông là đại diện cho
lớp nông dân miền Nam của thời đại mới, nghĩa là lớp nông dân đã ý thức
được vai trò lịch sử của mình. Như vậy, dù ông hay Bảy Thích, giáo Sĩ và
ai ai nữa cũng vẫn chỉ là một.
Người nông dân Việt Nam căm thù Pháp qua hình ảnh cò Mạc-Te, Lơ-Hia,
căm thù Ngọc qua giáo Nhật, Liễu Hương, nhưng luôn luôn che chở và
thương xót kẻ thù khi kẻ thù thất thế. Ôi! Cao cả thay tinh thần dân Việt.
Đây, thái độ của Bảy Thích đối với kẻ sa cơ, dù kẻ đó đã ngự trị và khống
chế dân ta gần một thế kỷ:
Bảy Thích và dân ở gần đó cứ chạy về phía súng nổ, họ bàn tán rồi
gọi to:
“Ai đánh với ai? Nhựt Bổn tới hồi nào/ Ông cò Mạc-Te ơi! Ông ở
đâu? Tụi tôi chẳng bao giờ trả thù kẻ sa cơ thất thế! Ông ở đâu?”