MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 194

ngoại trừ đêm rằm.
“Chú biết cái gì sanh ra sương mù không?”

Câu hỏi của người nông dân đặt ra, giáo Sĩ trả lời qua sách vở tiểu học:

Hơi nước trong không khí gặp gió lạnh, hơi đọng lại từng hạt nhỏ,
nếu gió lạnh hơn nữa thì thành giọt lớn. Đó là mưa. Như cơm sôi,
đọng mồ hồi trên nắp vung phải không bác?"

Người nông dân không chịu:
"Chưa đúng lý. Hơi lá cây trong rừng xông ra thành mù sương chú à.
Tại sao nơi khác sương mù ít mà đây nhiều? Vì mình gần rừng. Hơi
rừng ban đêm độc lắm”.

Cái mối giao tình thân mật và đơn sơ ấy là tượng trưng của nguồn thương
mến vô hạn giữa những con người cùng chịu chung cảnh ngộ. Nếu có sự
xáo trộn nào đó, chẳng qua chỉ như một hòn đá ném xuống ao, làm rung
động mặt nước một chút rồi thôi.
Trong tác phẩm “Chim quyên xuống đất”, Sơn Nam áp dụng kỹ thuật viết
truyện dài với những gút thắt, mở, với tình tiết ly kỳ để “bắt trớn” và đôi
khi rời bỏ quê hương – sở trường – để thử sức với đôi cánh. Đường bay tuy
không đuối nhưng nó làm người đọc bơ vơ, nhức mỏi.
Sơn Nam quả có tâm hồn phong phú, sự phong phú bẩm sinh hơn nguỵ tạo.
Sơn Nam dẫn lộ cho người đọc đi vào những bí mật và bí ẩn của miền Hậu
Giang màu mỡ nhưng không kém phần gai góc và cái “bất đắc chí” của
một kiếp những tự cảm thấy bất lực trước thời thế ở đoạn tả ông giáo Kiến
đánh cờ trong thảo am trên hòn Thổ Châu cô quạnh giữa biển khơi. Giáo Sĩ
hỏi Bảy Thích:

“Ổng đánh cờ với ai? Trên hòn Thổ Châu, ai là người lạ nữa đâu?
Hoặc đánh cờ với hồn ma?"

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.