MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 21

cười ý nghĩa. Cái cười cũng như bọt biển, có muối mặn bên trong.” (Chơi
chữ, trang 271-272)

Lãng Nhân dâng hiến cả một đời cho văn học. Lãng Nhân muốn đem cái
“biết” nhỏ bé của mình đóng góp vào cái kho tàng văn hóa Việt Nam bằng
cách mượn của người làm vốn cho mình. Lãng Nhân dịch thơ Trung Quốc
và thơ Pháp sang Việt ngữ. Trong tập Hán văn tinh tuý, những bài thơ được
chọn không do tác giả nổi tiếng trên thi đàn thế giới mà đích thực do ý
nghĩa và giá trị của từng bài được tuyển dịch và chú thích điển tích cũng
như dẫn giải. Chen vào giữa các đại thi hào Trung Hoa như Đỗ Phủ, Vương
Bột, Đỗ Mục, Âu Dương Tu v.v… có “Chuyện cô Cầm” của Nguyễn Du và
“Khúc ngâm cảm hoài đêm thu” của Kỳ Đồng (sinh cuối đời Tự Đức
1875). Hai sáng tác trên đều viết bằng Hán văn, do Học Canh dịch và Lãng
Nhân giữ phần ghi tiểu sử, và dẫn giải điển tích.
Vì cái “duyên nợ” với Pháp trong gần một thế kỷ, cũng như với Trung Hoa
mấy ngàn năm, văn hóa Pháp cũng gây ảnh hưởng vào nền văn hóa ta
không ít dai dẳng tới ngày nay.
Công việc tuyển lựa thơ Pháp cũng được tiến hành theo đúng tiêu chuẩn
trong Hán văn tinh tuý, nghĩa là chọn sáng tác chứ không chọn tác giả. Tác
phẩm này rất hữu ích cho công cuộc sưu tầm và học hỏi của những ai muốn
biết sơ lược về sự tiến hóa của thơ Pháp từ thế kỷ thứ Xô Viết tức thời
Trung cổ (Moyen Age) tới Hiện đại.
Trong “lời phát đoan”, Lãng Nhân tóm lược gần đầy đủ về các phong trào
và chiều hướng thi ca ở mỗi giai đoạn đổi thay nếp suy tư của thi sĩ Pháp. Ở
mỗi thi nhân, có phần tiểu sử, có khuynh hướng cũng như bút pháp riêng
biệt để người đọc – qua đây – nhận diện nhà thơ với ý niệm phát thực.
Đành rằng chuyện đó, Lãng Nhân cũng chỉ “đọc” và “dịch” giúp độc giả
mà thôi, nhưng có điểm đặc biệt, Lãng Nhân đã chuyển ngữ rất khéo, làm
cho đọc thơ dịch mà ta cứ tưởng đọc thơ nguyên bản. Được như thế, nhờ
Lãng Nhân chẳng những quán triệt chữ Pháp mà còn biết áp dụng linh động
tuỳ theo mỗi thể thơ Việt cho mỗi bài được dịch. Chẳng hạn, Lãng Nhân đã
dùng thể “song thất lục bát” để dịch bài "L’Espoir" của Verlaine.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.