MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 19

1966 dày ngót 800 trang, nội dung thật phong phú và dồi dào. “Làng Nho”
đối với xã hội chúng ta hôm nay, thật ra không còn một chút ảnh hưởng gì
về đời sống cũng như về suy tưởng. Các nhà văn nghệ mới của hạ bán thế
kỷ XX đi tìm cái học và cái biết ở các phương trời Âu Mỹ mà không một
người quay nhìn về quá khứ, quay nhìn về cái bản chất đích thực của các
bậc tiền bối để tìm hiểu một lần cho biết về nề nếp sinh hoạt – cả vật chất
lẫn tinh thần – trong giá trị lịch sử, giá trị tiến hóa giữa văn học và các liên
hệ khác của xã hội Việt Nam, qua các giai đoạn thăng trầm cùng nỗi khó
khăn của những con người mang danh trí thức. Cũng may, chúng ta còn
Lãng Nhân, người đã có công sưu tầm, nghiên cứu hàng bao nhiêu năm trời
để giữ lại cho tủ sách Việt Nam những trang sách quý báu của cố nhân.
Nói đến Làng Nho, các văn nghệ sĩ bây giờ cho là cố hủ, là lỗi thời. Lầm,
thật là lầm, nếu người ta chỉ nhìn cái nhan đề mà suy luận nội dung. Ở Giai
thoại làng Nho toàn tập, Lãng Nhân chẳng những ghi chép những sự việc
thuộc riêng một danh nhân, từ tiểu sử tới hành động với sự chứng minh đầy
đủ, mà còn lưu giữ hộ chúng ta những áng văn chương tuyệt mỹ cùng với
bao nhiêu dữ kiện thuộc về sĩ khí của từng vị, qua mỗi giai đoạn do thời thế
đưa đẩy, làm nổi bật từng cá tính trong con người Việt Nam nói chung.
Từ Mạc Đĩnh Chi (1280-1350) người thấp bé, mặt mũi cổ quái, xấu xí tự ví
mình với đóa hoa quân tử, đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304) 24 tuổi,
cho đến Hoàng Trà tức kép Trà (1890-) vốn tính ngông nghênh, bướng
bỉnh, thích những việc ngang ngược lại hay làm thơ chỉ trích quan trường,
tất cả gồm 94 vị. Ở mỗi vị Lãng Nhân đều vẽ rõ từng khía cạnh đặc thù,
làm người đọc có ngay một ý niệm rõ ràng về nhân vật đứng ở bối cảnh nào
của lịch sử.
Đọc Giai thoại làng Nho, tức là chúng ta được nhìn vóc dáng người xưa với
những nét thật sống động, thật chính xác, và qua tấm lăng kính quá khứ,
nếu thành thực với lòng mình, chúng ta phải nhận rằng, chính vì những
danh nhân đó, nước Việt mới có một nền văn hóa sung mãn hôm nay, ấy là
chúng ta chưa nói đến những sự việc có tính cách “anh hùng khí phách”
hay “tiêu sái” tuỳ ở tâm trạng, mỗi con người thuộc mỗi giai đoạn.
Trong cuốn Chơi chữ (Nam Chi Tùng Thư 1963), Lãng Nhân sưu tập cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.