MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 17

là sinh phúc cho kẻ khác.” (Chuyện vô lý)

Dân An Nam còn một cái khổ nữa, còn khổ hơn lụt lội là bệnh ăn “hối lộ’,
bây giờ thời buổi mới gọi là tham nhũng. Mong cảnh tỉnh những ai, Lãng
Nhân đã viết bài đả kích hai ông quan Huyện ăn hối lộ (“Quận trưởng ngày
nay”). Hai quan đọc báo giận quá bèn gửi thư đến toà báo với dòng
chữ:“Từ số sau xin ngài đừng gửi báo cho tôi nữa”. Mất hai người đọc vì
chuyện đã dám nói quan ăn chè đen, lễ mừng, lễ trình, tiền hồ cháo v.v…
Do đó Lãng Nhân trích dẫn lời thầy Mặc Tử, trong thiên Thượng Hiền, để
nhắn nhủ “nhà nước bảo hộ”.

“Có ba điều gốc trong đạo trị dân: chức cho cao, lộc cho hậu, lệnh cho
nghiêm – chức không cao, dân không kính; lộc không hậu, dân không tin;
lệnh không nghiêm, dân không sợ. Cho nên bậc thánh vương xưa nâng cao
chức tước, trả lương hậu, giữ lệnh nghiêm. Ngày nay thì bậc vương công
muốn tỏ lòng chuộng hiền mà dùng người tốt ra trị dân, nhưng chỉ đặt lên
chức cao, mà không tăng lương theo. Dân thấy lương không xứng chức,
không tin mà nói: ‘Đấy nhà vua không thực lòng yêu ta, giả dối để lừa
ta…’
Bây giờ nhà nước có bụng chuộng hiền hay chăng? Nếu có cũng nên tăng
lương, nhưng phải khuyên bậc hiền tài khâu đáy cho túi tham”. (Chuyện vô
lý)

Trong hoàn cảnh bi thảm của đại đa số dân chúng Việt Nam hồi ấy, lắm
chuyện xảy ra thật thương tâm như đói quá không kiếm được gì sinh sống
phải cố tình làm bậy để “được” ngồi tù, vì ngồi tù chắc chắn không chết
đói!
Còn dân trí lúc đó ra sao? Lúc đó có Hội Khai trí sau một thời gian đánh
“tổ tôm” và ăn “cỗ mâm đồng” chợt thấy mình phải làm một cái gì để khai
trí chớ? Nhưng rốt cuộc Hội này cũng chả làm được gì hơn ngoài việc tranh
luận về văn phạm để làm tự điển theo văn phạm Tây. Lãng Nhân thử viết
theo văn phạm Tây:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.