MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 23

tiếng là tay ăn chơi ‘sộp’… tôi luống cuống và cảm thấy tay chân thừa cả,
không biết giấu chỗ nào…
Ông Đắc mặc âu phục, vén tay áo sơ-mi lên ngồi rung đùi khảo cứu Nho
giáo. Bên cạnh cuốn sách của Lệ Thần Trần Trọng Kim, tôi thấy một chồng
sách chữ Nho. Đêm hôm ấy, về nằm nhớ lại buổi ban chiều, tôi chán đời
không thể tả, vì thấy Phùng Tất Đắc tôi quan niệm muốn viết báo cho ra
viết báo, muốn sử dụng ngòi bút tài tình như ông Đắc trong mục ‘Trước
đèn’ của báo Đông Tây, người ta phải thông kim bác cổ, thạo cả chữ Hán
lẫn chữ Tây”. (Vũ Bằng, Bốn mươi năm nói láo, trang 27)
Tôi không ở tâm trạng này, vì sự hoạt động văn nghệ của tôi phần chính
nằm ở hội hoạ, nhưng nhìn Lãng Nhân ngồi đĩnh đạc trong một căn phòng
làm việc, dưới ánh sáng mờ của ngọn đèn để bàn, xung quanh sách vở chất
đống, tự nhiên lòng tôi cũng gợn lên một xúc động. Sự xúc động tuy nhẹ
thôi, nhưng cũng vừa đủ để cho lòng kính trọng được dịp tỏ bày trước một
bậc huynh trưởng đã xông pha nơi “trường văn trận bút” từ lúc mình còn
chưa thoát khỏi tiểu học. Với tính tình hoà nhã, phong cách hào hoa, hình
ảnh Lãng Nhân đã in đậm trong tôi với từng cử chỉ ưu ái từ buổi đầu gặp
gỡ. Tôi cũng cần phải thú thực, khi trước Lãng Nhân đến với tôi chỉ là một
“biểu tượng” của một-thời-đã-qua, nhưng quả thật lầm, lúc tôi được đọc kỹ
Trước đèn và Chuyện vô lý mà Lãng Nhân đã viết từ ba, bốn mươi năm
nay. Khi còn thanh niên, tôi có đọc, nhưng đọc để đọc thôi, chứ thật tình
không thú vì không hiểu đúng hơn. Thuở ấy về văn, tôi thích đọc Nguyễn
Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng, Thanh Châu, Vũ Trọng Phụng và sau này đến
Nam Cao, Tô Hoài v.v… bởi lẽ tôi hiểu, hơn nữa, trong con người tôi lúc
ấy chẳng có một ly ý thức nào về cuộc sống hiện diện.
Nhưng những năm gần đây, lúc đứng tuổi, các chuyện phiếm trong Trước
đèn và Chuyện vô lý đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều vì ngoài cái tài hành văn
lựa lời, chọn chữ, những tư tưởng và sự việc được Lãng Nhân viết ra trong
hai tác phẩm trên, nó vẫn mang bên trong giá trị của từng ý nghĩ, từng sự
việc hôm nay. Bởi vậy, tác phẩm của Lãng Nhân không phải ở tuổi nào
cũng đọc được. Theo ý riêng tôi, người ta phải đọc nó ở cái tuổi 30 đến 40,
khi lưỡi mình đã cảm thấy có vị đắng chát mỗi khi đụng vào “thực phẩm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.