MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 34

xong, tôi vô Nam một chuyến nữa rồi trở về Bắc sống với cái tiểu gia đình
sắp đưa hết từ Thanh ra Cầu Mới – làng mọc “bản quán”.
Những điều anh trách tôi trong thư vừa rồi, xin nhận lỗi hết. Và mong
chuyến sau, không dám cẩu thả nữa.
Anh mạnh.
Nguyễn Tuân (Tài liệu của bạn Nguyễn Như Cảnh)

Nguyễn Tuân: Làm báo, viết văn, đóng phim. Sinh năm 1910 tại Thanh
Hóa
Tác phẩm: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi, Tàn
ngọn đèn dầu lạc, Tuỳ bút I, Tuỳ bút II, Tóc chị Hoài, Quê hương, Nguyễn,
Chùa Đàn, Ngược dòng sông Đà
Tác phẩm chưa in: Cỏ độc lập (Kịch), Tuỳ bút III

Nguyễn Tuân
Và thái độ kẻ sĩ trước cách mạng qua tác phẩm Chùa Đàn
Nguyễn Tuân là một trong những khuôn mặt lớn của nền văn học nghệ
thuật Việt Nam ở trước và trong cuộc chiến. Nói đến Nguyễn Tuân là nói
một giá trị hồn nhiên, là khơi sáng lại dòng sông thời gian chìm khuất, là
nhắc nhở đến một vùng trời xôn xao của thanh âm ngôn ngữ. Nguyễn Tuân
đứng sững trước mặt chúng ta với vóc dáng kiêu kỳ, với từng ngón tài hoa,
với đôi cánh chập chờn bay lượn trên đỉnh cao nghệ thuật. Hành trình vào
tác phẩm Nguyễn Tuân như hành trình đi vào một cung điện tráng lệ đầy
màu sắc diễm ảo. Từng nguồn ánh sáng lung linh chiếu rọi vào mỗi dòng,
mỗi chữ, thứ ánh sáng lạ kỳ làm mê hoặc cả gỗ đá vô tri làm nhũn từng ý
nghĩ bứt đi tự niềm cô đơn nhất. Nghệ thuật khi đã vươn tới đỉnh cao có thể
toả ra xung quanh những tia lửa làm cháy cả rừng cây, làm khô dòng suối,
nếu rừng cây dòng suối chỉ mang trong bản chất những ước lệ tầm thường,
nhàm chán.
Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Tuân không nhiều, nhưng ở mỗi tác phẩm
đều súc tích và chứa đựng sự bắt buông, vượt thoát của ngôn ngữ đi vào thế
giới riêng biệt mà chỉ có Nguyễn mới đủ sức phung phí và sử dụng để hình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.