MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 63

tác giả Tây phương nói chung. Nhưng điểm đáng quý ở Vũ Bằng, là không
bao giờ áp dụng tư tưởng Tây phương vào sáng tác của mình, trừ kỹ thuật.
Từ cuốn Một mình trong đêm tối qua Chuyện hai người đến Ba chuyện mổ
bụng và Bèo nước là tác phẩm được in thành sách trước lúc toàn quốc
kháng chiến, tất cả đều có nội dung rất giản dị, giản dị đến nỗi người đọc
cảm thấy không có cốt chuyện mà chỉ có lời văn với nhân vật “trình diện”
độc giả qua ngôn ngữ và hành động hết sức đặc thù, hết sức Vũ Bằng.
Lối dựng truyện của Vũ Bằng cách đây trên 30 năm làm nhiều người bỡ
ngỡ vì không ngờ, nó “chẳng có gì” cho ta thắc mắc hay có thể tìm thấy
chút ít tâm sự mình qua nội dung tác phẩm. Đại loại “nó” như thế này.
a. Truyện tả một người say rượu rơi xuống hố, kêu gọi không ai cứu cả.
Hắn đứng một lát, sau nhớ rằng hố không sâu, bèn trèo lên đi về nhà…
(Một người rơi xuống hố)
b. Một người đàn bà có cái áo mới. Người đàn ông hàng xóm sang xem, sờ
vào. Không ai nghi ngờ. Nhưng vì người đàn ông sợ chồng người đàn bà có
áo mới giận, sang xin lỗi… (Chuyện hai người)
c. Một người thư ký mê gái, ăn cắp tiền của chủ đi đánh bạc được, lại đem
tiền hoàn lại cho chủ v.v…
Đó, cái phong cách sáng tạo của Vũ Bằng trong suốt như vậy và nhiều lúc
tưởng không thành truyện, nghĩa là không phải tiểu thuyết vì có vẻ “dễ”
quá. Xin ai đừng hiểu lầm mà tội nghiệp, vì nền tiểu thuyết bây giờ chẳng
những không có truyện mà đôi khi còn không phân định cả vai trò nhân vật
của tiểu thuyết nữa. Chẳng hạn như tác phẩm của Yves Berger, Claude
Simon hoặc Samuel Beckett. Vì lý do đó, người ta có thể nghĩ rằng, Vũ
Bằng là nhà văn Việt Nam thứ nhất đã có cái nhìn xa để vươn tới sự hoà
đồng tiến bộ trong địa hạt tiểu thuyết từ mấy chục năm trước.
Vũ Bằng“vào nghề” với sự “tìm khôn” một mình. Qua bao nhiêu ngày
tháng lăn lóc với bút mực, Vũ Bằng muốn đem chút vốn liếng riêng tư để
làm của chung thiên hạ. Nghề văn ở nước Việt Nam không ai dạy ai cả. Chỉ
có nghề dạy nghề. Vũ Bằng muốn giúp ích cho những người đi sau tránh
được một phần cực nhọc khi bước chân vào “nghiệp”. Vũ Bằng đem cái
“đọc” và cái “hiểu” của mình viết thành sách. Cuốn Khảo về tiểu thuyết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.