Giai cấp quý tộc đề cao dòng máu, cho huyết thống là phẩm giá cao nhất
của con người. Giai cấp tư sản đả phá quan niệm ấy. Trong chuyện Thắng
Lợi của Cái Chết ( Ngày thứ tư), cả đến một nữ công tước, Ghixmôngđơ.
cũng đương đầu với vua cha, biện hộ cho cuộc tình duyên vụng trộm của
mình với Ghixcar, một thanh niên hào hoa phong nhã nhưng xuất thân gia
đình thấp kém. Yêu chàng, nàng đã chọn lựa chàng (sau khi suy nghĩ chín
chắn) và nàng khẳng định lý, về tài đức, có những người dân thường mà
nhân phẩm cao hơn những bậc công hầu.
Mười Ngày chứng minh điều ấy và đề cao đạo lý mới của thị dân tư sản
đặc biệt là thương nhân. Boccaccio ca ngợi đầu óc thực tế, trí thông minh,
tài khéo léo, ý muốn thành công, tính thích phiêu lưu. Không quay lưng vào
cuộc sống trần gian với những thú vui của nó, phải chấp nhận cuộc đời cái
may và cái rủi, sẵn sàng tìm cách thắng cái rủi ro của số phận. Hạnh phúc
là tương đối. Phải biết hạn chế ước vọng, không đòi hỏi tuyệt đối.
Tình yêu là sợi chỉ xuyên suốt phần lớn các truyện trong Mười Ngày. Đó
là cả một vũ trụ muôn màu sắc, từ tình yêu trong trắng đến tình yêu nặng về
xác thịt, từ tình yêu hồn nhiên đến tình yêu phức tạp, từ gian díu đến đá
vàng, từ tình yêu tế nhị đến tình yêu tàn bạo. Yêu thương, ghét giận, ghen
tuông, nhớ nhung, hơn dỗi, oán thù... tất cả các âm hưởng của tình yêu đều
được diễn tả.
Phụ nữ là đối tượng của Mười Ngày, như Boccaccio tuyên bố trong phần
mở đầu, vì họ cần được an ủi, được tiêu khiển. Họ không được hưởng như
nam giới thú vui thành công trong sự nghiệp, không được tự do, không
được đi du lịch, không được săn bắn, không được phiêu lưu, không được
buôn bán. Họ sống bên lề một xã hội do nam giới quản lý. Họ chỉ còn biết
trông vào tình yêu, và Boccaccio đòi cho họ được quyền được tìm hạnh
phúc vượt ra khỏi những cấm đoán của xã hội cũ, như cô con gái một thầy
lang chiếm được trái tim một hiệp sĩ trong truyện Lấy Lại Được Chồng
(Ngày thứ ba).
Giai cấp thị dân tư sản không muốn sống một cuộc đời khổ hạnh theo
quan niệm đạo gia tô thời Trung cổ. Truyện dân gian của thị dân Trung cổ