Phụng sự vô điều kiện suốt đời một vị phu nhân được suy tôn là hoàng hậu
của đời mình. Lý tưởng này đã đề ra những thế lực văn học cung đình như
thơ trữ tình và tiểu thuyết tình.
Như trên ta đã thấy, Boccaccio cũng không thoát khỏi tình huống của
loại văn học này. Mặc dù là thị dân, ngưỡng mộ lý tưởng của quý tộc, ông
muốn đưa vào thế giới thị dân tư sản của mình. Những truyện của ngày thứ
mười trong Mười Ngày minh họa lý tưởng hiệp sỹ và cung đình.
Đáng chú ý là lý tưởng tôn giáo độc tôn thời Trung cổ lại trở lại với
Boccaccio khi về già. Đã có những lúc ông ăn năn vì đã tỏ ra quá ư phóng
túng trong những sáng tác bằng tiếng Ý, đặc biệt trong tập Mười Ngày.
Hình như cuối đời ông đâm ra ghét phụ nữ mà ông đã từng sùng bái.
Tuy còn gắn bó với Thời trung cổ về nhiều mặt, tư trang của Bocaxiô đã
báo hiệu Thời kỳ Phục hưng: hay có thế nói là đã đóng góp xây dựng sơ kỳ
văn nghệ Phục hưng Ý. Trào lưu này xuất phát ở Ý và đến thế kỷ thứ XVI
lan ra Tây Âu. Nó chống lại thời Trung cổ, chủ trương phục hưng tinh thần
và hình thức văn nghệ thời cổ đại Hy Lạp - La Mã. Giai cấp tư sản đương
lên có tư tưởng nhân văn, đề cao cuộc sống trần gian và con người, tin vào
khả năng giáo dục cải tạo con người, đưa ra mẫu người hoàn hảo vừa hành
động vừa hiểu biết rộng, đề cao tự do tư tưởng, chống phong kiến và thần
học.
Dĩ nhiên là trong hoàn cảnh Thế kỷ XIV tư tưởng nhân văn của
Boccaccio chưa được hoàn chỉnh như thế, nhưng hướng tiến bộ đã rõ nét.
Là con một thương nhân và bản thân khi vào đời cũng học kinh doanh,
Boccaccio được chứng kiến sự phồn thịnh của các thành thị trở thành quốc
gia, quyền lực của các thương nhân và chủ ngân hàng phá vỡ cấu trúc
phong kiến. Nói chung Boccaccio hướng về thế giới tư bản mang nảy nở
hơn là bâng khuâng về thế giới Trung cổ đương suy tàn, không hoài bão
như Đantê làm sống lại một trật tự thế giới lý tưởng bằng sức mạnh của đức
tin và lí trí. Mười Ngày là cuốn sách đầu tiên ở châu Âu mà trong đó người
kinh doanh xuất hiện với một hào quang mới. Thiên hùng ca về thương
nhân này rất được thương nhân thế kỷ XIV tán thưởng.