Ngay khi văn học Ý ra đời, đã xuất hiện ba thiên tài: Đantê ( 1265-
1321), người sáng tạo ra hùng ca. thơ tự sự và giáo huấn Ý. Pêt'raca (1304-
1374), người canh tân thơ trữ tình Ý và Giôvanni Boccaccio ( 1313- 1375),
người đặt nền tảng cho văn xuôi nghệ thuật Ý. Ba người là gạch nối giữa
thời Trung cổ và thời Phục Hưng văn nghệ châu Âu.
Con hoang của một thương nhân Ý và một phụ nữ Pháp, sinh ở tỉnh
Xectanđô, gần Flôrăngx. Boccaccio qua thời thơ ấu ở đây. Năm mười lăm
tuổi, ông được cha cho đi Naplơ để học nghề buôn và học luật. Những năm
tuổi thanh niên này ở Naplơ có một đời sống văn hóa sôi nổi đã quyết định
bước đi của ông, ông học tiếng La Tinh, nghiên cứu văn học cổ La Mã, say
mê nhà thơ Vecgiliut. ông tham gia sinh hoạt cung đình vua Rôbe, giao
thiệp với những nhà văn, nghệ sĩ, bác học, quý tộc và kinh doanh có tên
tuổi. Rất có thể là ông yêu con hoang của vua Rôbe, nàng Nan Đakinô.
Hoặc giả một phụ nữ nào khác đến nay vẫn chưa biết tên đã trở thành nàng
thơ của Boccaccio dưới cái tên mỹ miều là Fiametta (ngọn lửa xinh). Ông
ca ngợi mối tình ấy theo mẫu ước lệ cung đình trong tập Thơ (Rime) gồm
257 bài không có gì đặc sắc lắm; trong Người say mê tình ái (II Filocolo),
truyện văn xuôi phân tích tâm lý theo khuôn sáo tiểu thuyết trung cổ Pháp;
Flor và Blăngsơflor (Flor et Blancheflor); và trong Khúc bi thương về nàng
Fiametta (Elegia di Madonna Fiametta). Thi phẩm Hình ảnh tình yêu
(Amorosa visione) sử dụng thể văn phóng dụ để kể những chuyện phiêu
lưu tình ái, cũng bắt chước cuốn Tiểu thuyết Hoa Hồng nổi tiếng thời Trung
Cổ. Khúc bi thương về nàng Fiametta mãi đến năm l341 - 1345 mới hoàn
thành: là một cuốn tiểu thuyết nửa tự truyện đã có những phân tích tâm lý
sâu sắc và những rung cảm chân thực về một mối tình tuyệt vọng. Bị người
tình ruồng bỏ, Boccaccio đau khổ, hoang mang, may nhờ bạn bè trông
nom, an ủi, ông mới lấy lại được tinh thần.
Năm 1340, Boccaccio 27 tuổi, thấy ông bỏ học theo con đường văn
chương bất trắc, cha ông không gửi tiền trợ cấp cho ông nữa. Ông đành bỏ
Naplơ về Flôrăngx với cha. Cuộc đời của Boccaccio gắn với thành phố này,
nơi ông ở lâu nhất. Một nhà kinh tế học và xã hội học Đức, Vecnơ Dombac