Chúng ta không thể tưởng tượng nổi đứa trẻ mới bảy tuổi ấy đã phải bò
bao lâu trong hốc núi, một tuần hay một tháng?
Trên hốc núi là núi rừng Đại Hưng An Lĩnh mênh mông, bạt ngàn, cậu
bé đã quên mất đường về nhà.
Nếu chẳng may bị lạc trong cánh rừng nguyên sinh rộng lớn nhường ấy
thì ngay cả người trưởng thành cũng khó thoát ra nổi, huống hồ là một đứa
trẻ. Cậu muốn về nhà nhưng càng đi lại càng xa, cậu vừa đi vừa khóc trong
rừng, chẳng ai đến giúp đỡ cậu, chỉ có nỗi sợ hãi và nỗi bất lực bầu bạn với
cậu. Chẳng bao lâu sau, cậu đã cạn nước mắt. Cậu buộc phải chấp nhân
sống chung với tất cả những điều mà cậu đã từng sợ hãi.
Mùa xuân, cậu đi bắt rắn. Cậu nhắm thẳng vào đầu rắn và ngoạm một
nhát thật dứt khoát, rồi hút máu rắn. Một đứa trẻ sợ rắn là thế mà giờ đành
phải ăn rắn sống sót.
Mùa hè, cậu trèo lên cây trốn lợn rừng và sói, cậu chuyền từ cành này
sang cành kia, đu dây leo để vượt qua hẻm núi chẳng khác nào chơi trò xích
đu. Cậu buộc phải học kĩ năng ấy để tránh bị dã thú ăn thịt.
Mùa thu, cậu học bò bằng bốn tay chân, tốc độ bò của cậu rất nhanh, chỉ
như vậy mới tiện lẩn trốn nhũng loài động vật săn mồi ẩn nấp trong các bãi
cỏ.
Mùa đông, để tránh rét, cậu ngủ trong hang núi, xét theo góc độ nào đó
thì tập tính sinh hoạt của cậu khá tuơng đồng với loài gấu, có lẽ cậu đã sống
cùng gấu một thời gian.
Suốt mười năm đằng đẳng đó, trong lòng cậu chỉ có cỏ dại thú hoang.
Chúng ta thử sống trong rừng rậm nguyên sinh mười ngày sẽ thấu hiểu
phần nào cuộc sống của cậu trong mười năm qua.