MUÔN DẶM KHÔNG MÂY - Trang 49

Tàu đến Tây An vào buổi sáng, các bạn cùng toa dường như chấp nhận

việc đến Ấn Độ của tôi, hoặc có thể họ cho rằng tôi không được bình
thường. Họ giúp tôi mang hành lý, còn nói: “Chị giữ sức, con đường phía
trước hãy còn dài, một Nữ Đường Tăng như chị không có Tôn Ngộ Không
hộ giá đâu nhé !”

Rời khỏi ga xe lửa, tôi đảo mắt nhìn quanh, kia rồi bức tường cổ Tây An.

Nó đã có hơn 700 năm lịch sử, một số nơi niên đại còn xa xưa hơn nữa.
Nơi đây, tôi có thể ngược dòng thời gian để tìm hiểu về ngài Huyền Trang
năm xưa. Tại Trung Quốc, một đô thị lớn như Tây An, trải qua bao lần
chiến tranh, mà vẫn bảo tồn gần như hoàn hảo những bức tường cổ này,
thật là một kỳ tích. Bức tường cổ ở Bắc Kinh, từ năm 1920 đến năm 1950,
vì kiến thiết thành phố hiện đại nên bị đập phá hoàn toàn, chỉ còn sót mấy
cửa lầu và một đoạn ngắn mà thôi.

Tôi thuê xe tắc xi chạy dọc theo bờ tường đến cửa thành bắc. Cửa thành

bắc là tòa kiến trúc ba tầng lầu cao, bên trong tối om om, vì xe cộ đông
đúc, tốc độ xe chạy rất chậm. Nhìn hai bên tường tối om, tôi chợt nghĩ,
xuyên qua con đường này tôi có thể đến được thế giới của ngài Huyền
Trang. Ngày nay, bên trong những bức tường của Tây An này chỉ là những
nội Viện hoàng cung của các hoàng đế đời Đường, tương đương với Tử
Cấm Thành của Bắc Kinh; nhưng so với qui mô thành Trường An [tên cổ
của Tây An ngày nay] trước kia, không ai tưởng tượng được sự to lớn vĩ
đại của nó. Trường An là cổ thành lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, dân số gần
100 vạn, lớn gấp năm lần so với thời kỳ hưng thịnh nhất của La Mã cổ đại.
Hướng đông tây có 14 con đường, nam bắc có 11, rộng và thẳng đan chéo
nhau, con đường rộng nhất là 150m - Đường Chu Tước, những con đường
này đã phân Trường An thành 110 phường, nhà thơ Bạch Cư Dị đời Đường
gọi đó là “Bàn Cờ”. Mỗi phường đều có tên kiết tường như: phường Minh
Đức, phường Bình Khang, phường Vĩnh Hòa,… trong mỗi phường đều có
tự Viện, khói hương nghi ngút. Nhà thơ Lư Chiếu Lân - một trong tứ kiệt
đầu đời Đường đã diễn tả sự phồn vinh của Trường An qua bài thơ “Trường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.