Muôn dặm không mây
M
ọi người đều biết nhân vật Đường Tăng trong Tây Du ký là một người có
bản tính yếu đuối, lương thiện, kiền thành, nhưng lại độc đoán, không phân
rõ phải trái. Dưới sự bảo hộ của Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại, Trư
Bát Giới biếng nhác và Sa Tăng bộc trực, Đường Tăng trải qua 81 nạn, cuối
cùng thì hoàn thành chuyến Tây Thiên thỉnh kinh.
Đường Tăng thật ra là nhân vật lịch sử Huyền Trang đời nhà Đường. Tây
Du ký là bộ tiểu thuyết thần thoại diễn dịch lại hành trình sang Ấn Độ cầu
pháp của ngài Huyền Trang. Tác phẩm văn học ưu tú này dựa vào sự tưởng
tượng phong phú, qua sự phán đoán về tinh thần của thế giới hiện thực đã
tạo nên hình tượng nhân vật đầy cá tính, trở thành tác phẩm văn học sử có
sức lôi cuốn. Chính vì thế trong cuộc Cách mạng Văn hóa bài trừ tất cả văn
hóa truyền thống do Mao Trạch Đông đề xướng, Tôn Ngộ Không trở thành
thần tượng của phái tạo phản, và Tây Du ký cũng không bị xem là văn hóa
đồi trụy. Tập truyện tranh đầu tiên của tôi chính là Tôn Ngộ Không ba lần
đánh Bạch Cốt Tinh.
Nhưng Đường Tăng trong tiểu thuyết và ngài Huyền Trang trong lịch sử
thì hoàn toàn khác biệt.
Thời gian học tập tại Oxford, người bạn Ấn Độ đã kể cho tôi nghe ngài
Huyền Trang rất được dân Ấn tôn sùng, anh ta nói nếu như không có Đại
Đường Tây Vực ký của ngài Huyền Trang, lịch sử Ấn Độ cổ đại vẫn còn là
một màn đen, thậm chí họ không biết đức Phật là người Ấn Độ. Tôi vô
cùng kinh ngạc. Trong sách giáo khoa thời trung học tôi có đọc và biết ngài
Huyền Trang biên soạn Đại Đường Tây Vực ký, nhưng tôi không biết nhiều
về nội dung; tôi chỉ biết về ngài hạn hẹp qua nhân vật yếu đuối trong Tây
Du ký. Ngày thứ hai tôi đến thư Viện trường Oxford tìm được quyển Đại
Đường Tây Vực ký và truyện ký về ngài. Liên tục ba ngày tôi đọc sách, một
nghi vấn luôn luẩn quẩn trong đầu: Tại sao với một nhân vật mà Lỗ Tấn