được. Một người có ý thức nhận thức được những gì họ đang nghĩ
và có khả năng ngừng suy nghĩ về một điều này để suy nghĩ về một
điều khác. Còn máy tính thì không làm như thế được, một khi nó
khởi động một quá trình tính toán thì không thể ngừng cho đến khi đi
đến kết quả. Một nhà độc tài bấm nút gây chiến tranh thì đó là hành
động không thể vãn hồi. Do đó, theo tôi, một trí thông minh nhân tạo
không bao giờ có thể thay thế bộ não con người. Tôi thường sử
dụng tài liệu của hai nhà khoa học lừng danh Werner Heisenberg và
Erwin Schrodinger để nhắc nhở sinh viên sự khác biệt giữa các tính
toán logic và ý thức của con người, rằng ý thức của con người
không phải một hiện tượng vật lý hay có thể tính toán được.
Thomas thú vị bật cười rồi hỏi:
- Vậy, quay trở lại tuyên bố của Blake Lemoine, anh nghĩ sao? Liệu
bộ máy với trí thông minh nhân tạo có thể coi như một sinh vật
không?
Tôi trả lời dứt khoát:
- Không, chắc chắn là không! Mặc dù máy tính thông minh có thể
làm được nhiều việc như người, có thể tính toán, suy nghĩ, hành
động một cách logic nhưng lại không thể phát triển lương tâm, đạo
đức, hay tình yêu thương, tình cảm, cảm xúc như con người được.
Thomas gật đầu:
- Đúng vậy, mặc dù khoa học đã phát triển nhanh chóng nhưng lĩnh
vực tinh thần lại chưa tiến triển gì mấy. Tuy khoa học công nhận con
người gồm hai phần là thân xác và tinh thần nhưng khoa học chỉ chú
trọng đến thân xác mà bỏ qua tinh thần. Không những thế, khoa học
còn phủ nhận các nghiên cứu tâm linh, cho đó là mê tín dị đoan và
phản khoa học. Ngay như khoa nghiên cứu tâm thức con người là
tâm lý học hay khoa học thần kinh và não bộ cũng chưa được
nghiên cứu sâu rộng so với các bộ môn khoa học khác.
Tôi nói thêm: