dị nhưng đầy tình thương, đã dành tặng tôi như một món quà cuối
cùng.
***
La Mã là một đế quốc rộng lớn chạy dài từ Đại Tây Dương đến Tiểu
Á, bao gồm gần một nửa châu Âu, một phần của châu Phi và châu
Á. Quân đội thiện chiến La Mã đã chinh phục các nước xung quanh,
đặt hệ thống cai trị kéo dài gần năm thế kỷ. Theo thời gian, đế quốc
La Mã sụp đổ vì sự tiêu pha phung phí, ăn chơi trác táng của các
bậc vua chúa cũng như sự tham nhũng của các quan cai trị địa
phương. Các sử gia sau này cũng xác định sự sụp đổ của La Mã
đến từ bên trong, từ trong dân tộc, trong đạo đức, trong chế độ quan
liêu, trong thất bại thương mại và đấu tranh giai cấp không ngừng
nghỉ. Quốc khố bị thâm hụt, không còn đủ ngân sách để trả lương
cho binh sĩ thì một số thành phần trong lực lượng quân đội đã
chuyển sang làm giặc cướp, khiến xã hội La Mã trở nên bất ổn, thiếu
an ninh. Khi triều đình không thể kiểm soát tình hình, các quan cai trị
địa phương đã ra tay chiếm đoạt đất đai, tài sản của dân chúng, rồi
các bệnh dịch xảy ra liên miên, xã hội hỗn loạn, phòng thủ quốc gia
không còn hữu hiệu. Các bộ lạc miền Bắc kéo vào cướp bóc, phóng
hỏa tận thủ đô La Mã. Sau đó, các bộ lạc khác ở Bắc Phi cũng nhân
cơ hội kéo qua cướp phá khắp nơi. Mặc dù sau này Hoàng đế
Constantine xây dựng Đế quốc Byzantine, được các sử gia coi là đế
quốc La Mã thứ hai (còn gọi là Đế chế Đông La Mã), kéo dài thêm
một thời gian nữa nhưng sự phồn vinh huy hoàng của La Mã khi đó
đã qua rồi.
Sự sụp đổ của đế quốc La Mã đã được các sử gia ghi nhận rõ ràng
nhưng Thomas đặc biệt nhấn mạnh hai nguyên nhân ít được nói
đến. Nguyên nhân thứ nhất là sự bất bình đẳng giàu nghèo giữa giai
cấp thượng lưu, gồm các quan lại triều đình, và đa số dân chúng
thuộc giai cấp bình dân hay nô lệ. Giai cấp thượng lưu nắm quyền
kiểm soát gần như tất cả mọi tài nguyên cũng như thương mại, họ
tạo ra một hệ thống quyền lực ngầm nhằm khuynh đảo triều đình,