MUÔN KIẾP NHÂN SINH - TẬP 3 - Trang 165

- Nhưng thầy dạy thiền của tôi đã trích lời Đức Phật, chính Đức Phật
nói rằng không cần kinh sách hay văn tự, vì thiền là độc lập với
những thứ này. Lúc nãy ông vừa nhắc "bất lập văn tự, giáo ngoại
biệt truyền", chính là ý đó. Chẳng lẽ Đức Phật nói sai?

Ông Kris nhẹ nhàng hỏi:

- Thầy của cô có phải là một thiền sư thật không? Ông đã tu tập ở
đâu? Học với thầy nào? Theo tông phái nào? Ông đã thực hành
được bao lâu rồi?

Connie bối rối:

- Thầy dạy thiền của tôi không phải tu sĩ nhưng có giấy chứng nhận
từ một trung tâm Thiền bên Nhật, rằng ông đã chứng ngộ…

Ông Kris lắc đầu cười:

- Ra vậy! Theo tôi biết thì không có một vị thiền sư chân chính nào
lại cấp giấy tờ chứng nhận như thế. Đó chỉ là trò lừa bịp. Trình độ
giác ngộ của học trò ra sao chỉ có thầy mới biết được và đây là việc
riêng tư giữa thầy trò, không thể thể hiện bằng một văn bằng hay
nhãn hiệu để dán lên người.

Connie luống cuống:

- Ông muốn nói rằng tôi đã bị lừa sao? Vậy "bất lập văn tự, ngoại
giáo biệt truyền" có thật là lời Đức Phật? Ý của nó là gì?

Ông Kris giải thích:

- Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, cũng tức là Tổ sư Thiền tông, quả thật có
dạy như vậy, hay ít nhất trong kinh điển có ghi lại lời người như thế.
Tuy nhiên ngày nay không ít người hiểu sai, hoặc cố tình lạm dụng
lời dạy này để phục vụ cho mục đích riêng. Nói cho dễ hiểu thì con
đường thiền đôi khi không thể nói bằng ngôn ngữ thông thường.
Nếu có nói ra cũng chỉ là miễn cưỡng thôi vì ngôn ngữ không thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.