Theo thời gian, nhóm này trở thành một lực lượng tài phiệt có tầm
ảnh hưởng rất lớn nên Giáo hoàng Clement V đã phải ra lệnh giải
tán. Tuy nhiên họ vẫn hoạt động âm thầm trong nhiều thế kỷ như
một tổ chức bí mật kiểm soát mọi hoạt động tài chính và thương mại
của châu Âu.
CUỘC THẬP TỰ CHINH LẦN THỨ TƯ (1202 - 1204)
Giáo hoàng Innocent III lên ngôi giáo hoàng trong năm 1198 và ông
đặt mục tiêu tái khởi một cuộc Thánh chiến mới. Tuy nhiên lời kêu
gọi của ông không được các vua chúa châu Âu quan tâm vì lúc này
kinh tế các quốc gia châu Âu rơi vào tình trạng suy thoái nặng nề,
lòng bất mãn của dân chúng dâng cao. Anh và Pháp vẫn đang đánh
nhau, trong khi Đức thì đang đấu tranh loại bỏ ảnh hưởng của Giáo
hoàng. Tuy nhiên, cuối cùng lực lượng quân Thập tự vẫn được thành
lập và khởi binh từ Venice, với lực lượng chủ yếu đến từ các vùng
của Pháp. Cuộc Thập tự chinh thứ tư rốt cuộc trở thành một chiến
dịch chiếm đoạt tiền bạc tài sản để lấp đầy các quốc khố đã bị cạn
kiệt trong nhiều năm chiến tranh. Thay vì tiến vào Jerusalem, lực
lượng này tiến vào Constantinople, cố đô của đế quốc La Mã, nơi
hầu hết người dân đều theo Thiên Chúa giáo và cũng là nơi tập
trung mọi sự buôn bán với các quốc gia phương Đông. Quân Thập
tự chinh đã gây ra những tội ác khủng khiếp tại Constantinople, phá
hủy, lấy cắp nhiều công trình Cổ đại và Trung cổ của La Mã và Hy
Lạp. Bất chấp lời thề của họ và mối đe dọa rút phép thông công,
quân Thập tự chinh đã phá hủy các nhà thờ tu viện của thành phố,
làm ô uế và cướp bóc mọi thứ có thể lấy được...
CUỘC THẬP TỰ CHINH LẦN THỨ NĂM (1215 - 1221)
Bất chấp thất bại của cuộc Thập tự chinh thứ tư, chỉ thành công
trong việc phá hủy các thành phố Thiên Chúa giáo, Giáo hoàng
Innocent III và người kế nhiệm ông là Giáo hoàng Honorius III vẫn
tiếp tục kêu gọi cuộc Thập tự chinh lần thứ năm. Giáo hoàng
Innocent III đảm bảo rằng ông có quyền kiểm soát cuộc chiến này
nhưng ông đã chết trước khi cuộc chiến bắt đầu. Cuộc Thập tự chinh