thứ năm có đông đảo các bên tham chiến với nhiều mục đích khác
nhau, nổi bật có Hungary (sự lãnh đạo của Vua Andrew II), Pháp,
Đức, Đế quốc Đông La Mã, Thánh chế La Mã... Thay vì tấn công
vào Jerusalem, các lực lượng này đánh vào Ai Cập, dưới triều đại
Ayyubid hùng mạnh. Trong hầu hết các cuộc giao tranh, quân Thập
tự đều không giành được chiến thắng. Thêm nữa, dịch bệnh bùng
phát khiến quân Thập tự tổn hao binh lực. Đỉnh điểm là khi hành
quân đến Cairo, sông Nile dâng nước đã khiến quân Thập tự tổn
thất nặng nề, phải xin hàng và rút quân. Một lần nữa cuộc Thập tự
chinh thứ năm đã thất bại hoàn toàn.
CUỘC THẬP TỰ CHINH LẦN THỨ SÁU (1228 - 1229)
Cuộc Thập tự chinh thứ sáu do Hoàng đế Frederick II của Thánh
chế La Mã cầm đầu với lực lượng quân đội đông đảo. Lợi dụng lúc
triều đình bận đàn áp lực lượng nổi loạn tại Syria, Frederick II thành
công giành lại Jerusalem thông qua đàm phán rồi tự xưng làm vua
Jerusalem mà không được sự phê chuẩn của Giáo hội. Sợ bị rút
phép thông công, ông kéo quân trở lại châu Âu để hòa giải với Giáo
hoàng Gregory IX. Vài năm sau, Jerusalem lại rơi vào tầm kiểm soát
của các lực lượng Hồi giáo.
CUỘC THẬP TỰ CHINH LẦN THỨ BẢY (1248 - 1254)
Sau khi Jerusalem rơi vào tay lực lượng Hồi giáo vào năm 1244, Vua
Louis IX của Pháp đã lên kế hoạch tiến hành cuộc Thập tự chinh thứ
bảy, mục tiêu vẫn là Ai Cập. Sau khi được lệnh của Giáo hoàng
Innocent IV vào năm 1248, Vua Louis IX của Pháp dẫn quân Thập
tự đổ bộ vào Ai Cập, chinh phục Damietta, một trung tâm thương
mại lớn. Tuy nhiên lực lượng Hồi giáo đã phản công, bắt sống Vua
Louis IX khiến triều đình Pháp phải chuộc lại với một khoản tiền
khổng lồ đồng thời trả lại Damietta. Do đó cuộc Thập tự chinh này
cũng là một thảm họa tốn kém.
CUỘC THẬP TỰ CHINH LẦN THỨ TÁM (1270)