Trong lúc chúng tôi nói chuyện, vài người phục vụ trong quán đi
ngang qua bàn ăn thân mật chào Farnum. Tôi hỏi:
- Hình như anh rất thường xuyên đến đây và rất quen thuộc với nơi
này?
Farnum mỉm cười, giải thích:
- Karma Kitchen là quán ăn mà từ người nấu đến người phục vụ đều
làm việc hoàn toàn tự nguyện, không công. Có người làm vài ngày,
có người làm nhiều tuần hay lâu hơn. Đa số đều là sinh viên, học
sinh hăng say với lý tưởng phụng sự, lan tỏa lòng vị tha, thân ái. Khi
nghe nói về việc này, chính tôi đã tự nguyện đến rửa bát và đổ rác
tại đây trong hai tuần lễ để xem cách thức họ làm việc ra sao. Cũng
vì vậy nên tôi quen biết với hầu hết mọi người ở đây.
Farnum nói thêm:
- Tôi là người của hành động. Muốn biết rõ việc gì, tôi đều đích thân
đến tận nơi xem xét và nghiên cứu. Nếu cần, tôi sẵn sàng bắt tay
vào làm để biết rõ cách thức hoạt động của họ. Quy tắc của Karma
Kitchen là phát triển lòng tử tế, tạo một dây chuyền thân ái từ người
này qua người khác. Nếu những doanh nhân như chúng ta hay đầu
tư vào chứng khoán thì người làm việc tại đây cũng như khách tới
ăn lại đầu tư vào lòng nhân ái và sự tử tế.
Farnum là tỷ phú chuyên đầu tư vào các công ty khởi nghiệp nhưng
có cuộc sống kín đáo, không hề xuất hiện trước công chúng nên
không mấy người biết về ông. Tuy nhiên, việc ông tự nguyện đến
làm việc trong quán ăn bình dân để tìm hiểu thêm khiến tôi rất thán
phục. Farnum kể tiếp:
- Sau khi ghi tên tự nguyện, chúng tôi sẽ ngồi quây lại thành một
vòng tròn để tự giới thiệu mình với những người làm việc tại đó. Mọi
người chỉ biết tên nhau, không ai biết tôi là ai và tôi cũng không biết
họ là ai. Công việc này là phụng sự, hoàn toàn tự nguyện, không
phân biệt tuổi tác, danh vọng, địa vị mà chỉ có một mục đích là hoàn