21. KHỔNG TỬ
RỰC RỠ MUÔN ĐỜI,
LƯU DANH VẠN THẾ
Khổng Tử (551 - 479 trước Công nguyên) tên Khâu, tự Trọng Ni, người
ấp Tâu nước Lỗ - miền Đông Nam huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông ngày
nay. Thủa nhỏ “nhà đã nghèo lại ở vào địa vị thấp kém”. Suốt thời gian dài
đã từng làm quan giữ kho kế toán chăn nuôi, về sau được thăng lên chức
quan Tư khấu có quyền thay mặt làm công việc của vị tướng. Không lâu bị
cách chức, chuyên môn dạy học và đi chu du các nước. Khổng Tử là nhà tư
tưởng học, giáo dục học vĩ đại trong thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung
Quốc, là người sáng lập ra đạo Nho, đồng thời cũng là một nhà mưu lược
lớn. Những tư tưởng mưu lược trong các lĩnh vực chính trị, quân sự của
Khổng Tử đã ảnh hưởng sâu sắc tới thủ đoạn thống trị của các vương triều
qua từng thời đại, đã ảnh hưởng tới phương pháp tư duy trong mọi lĩnh
vực.
Khổng Tử sống vào cuối thời kỳ Xuân Thu. Lúc này xã hội nô lệ ngày
càng có xu hướng suy bại, xã hội phong kiến bắt đầu hưng k hởi. Vương
thất nhà Chu đã mất hết quyền lực và uy tín ngày trước, lâm vào tình trạng
chao đảo và biến đối. Năm 546 trước Công nguyên, tức là năm sáu năm sau
khi Khổng Tử qua đời, hai nước lớn Tấn và Sở, sau khi trải qua cuộc chiến
tranh mấy chục năm, đều cảm thấy tinh thần mệt mỏi, sức lực kiệt quệ, họ
đã bắt đầu chuẩn bị đình chiến. Quan đại phu nước Tống bôn tẩu chạy vạy
ở trong bốn nước Tấn, Sở, Tề, Tần, du thuyết để cho bốn nước lớn thao
túng tất thảy, cả bốn nước đều đồng ý đình chỉ cuộc chiến tranh. Các nước
vừa và nhỏ khác đương nhiên cũng không thể phản đối. Tức thì mười ba
nước Tấn, Sở v.v... cùng với nước Tống làm chủ thết khách đã triệu tập họp
“Đại hội dẹp yên chiến sự”, lập minh ước ký kết đình chiến. Từ đó về sau
cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các nước chư hầu đã tương đối