Đối với việc dùng binh, Lão Tử từng dẫn dùng câu danh ngôn của các
nhà binh lúc đó. “Ta không dám làm chủ mà chỉ làm khách, không dám tiến
hàng tấc, mà chỉ lùi hàng thước”. Ý nghĩa là: “Ta không dám khiêu chiến
trước để cất quân đi đánh người, chỉ khi bất đắc dĩ mới đứng lên ứng chiến
mà thôi”. Khi tác chiến, thà có thể lùi tránh ba xá, chứ không dám diễu võ
dương oai mạo muội tiến quân. Dùng loại tư tưởng này chỉ huy quân tác
chiến, thì “hành mà không có quân, cướp mà không có tay, cầm mà không
có quân, ném mà không có địch”. Điều này trên mưu lược dùng binh thực
tế là một phương châm lùi trước tiến sau. Tuy có hành quân bày trận mà
giống như không có trận để bày. Tuy muốn vung tay mà giống như không
có cánh tay để vung lên. Tuy có vũ khí nhưng lại giống như không có binh
khí để sử dụng. Tuy đối kháng với bọn địch mạnh mà lại giống như không
có địch để kéo tới. Càng như vậy, càng có thể lấn át địch trước tiên. Lão Tử
còn răn dạy “họa không gì lớn hơn bằng khinh địch, khinh địch sẽ mất của
chết con”. Cho nên tăng thêm binh lính đánh nhau, kẻ yếu cũng thắng
được! (“Lão Tử - Chương thứ sáu mươi chín”). Chỉ huy quân tác chiến,
nhược điểm lớn nhất là khinh địch. Khinh địch hầu như là đã đánh mất một
thứ căn bản nhất đó là của báu.
Lão Tử nói “báu” “một là lòng nhân từ, hai là tiết kiệm, ba là không dám
đi trước thiên hạ”. (“Lão Tử - Chương thứ sáu mươi bảy”). Lòng từ ái, nhìn
thấy binh lính coi như con đỏ phải tận lực bảo hộ, cho nên có thể khiến cho
binh lính có khí phách dũng cảm, tiết kiệm có thể tích đức để dành của cải,
ứng dụng vô cùng. Không dám đi trước thiên hạ, có thể được thiên hạ ủng
hộ. Trong ba của báu đó, lòng nhân từ đáng quý trọng nhất. Dùng lòng từ ái
thống lĩnh, chế ngự, đánh tất thắng, giữ tất chắc, ông trời cũng sẽ hộ vệ cho
(“Lão Tử - Chương thứ sáu mươi bảy”). Lão Tử nói: Người tướng soái
giỏi, không thể biểu hiện ra dáng vẻ hung mãnh, người giỏi tác chiến không
thể tàn bạo phẫn nộ, người giỏi đánh địch, thậm chí không cần phải giao
phong với địch. Người giỏi dùng người, thường lẩn trong quần chúng nhân
dân (“Lão Tử - Chương thứ sáu mươi tám”).