Lão Tử còn có rất nhiều tư tưởng mưu lược lưu truyền rộng rãi trong xã
hội, như là “Đại thành dẫn tới hư hỏng” “dầy quá tất vỡ”, “thẳng quá tất
cong”, “khéo quá tất đần”, “hùng biện quá tất ấp úng”, “mềm thắng cứng”,
“yếu thắng mạnh” v.v... Người đời sau khi vận dụng những mưu lược này
vào thực tiễn xã hội, thường có thể phát hiện, một bộ “Lão Tử” kỳ thực ở
chỗ nào cũng đều lấp lánh những tia lửa hoa tư duy mưu lược.
Cuộc đời Lão Tử đã du lịch tới rất nhiều quốc gia, đã có sự ưu phiền vì
thất nghiệp, đã bị vùi dập trong đau đớn của đất nước bị tiêu diệt, lại bị khổ
sở trong cảnh lưu vong. Bộ sách “Lão Tử” phàm có tám mươi mốt chương,
đó là kết tinh thực tiễn xã hội trong cả đời ông. Đặc biệt là trong thời gian
ông đảm nhận nhân viên quản lý tranh sách của vương thất nhà Chu, tiếp
xúc với những tài liệu tri thức cực kỳ phong phú, lý luận của ông là những
triết học trừu tượng trên cơ sở phong phú dày dặn, đó là sự thăng hoa lý
tính trong đời sống xã hội lúc đó. Những triết lý rộng lớn tinh sâu được
“Lão Tử” giải thích ấy là những tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc, là
bộ phận tổ thành quan trọng trong tư tưởng mưu lược của nhân loại. Năm
1986, trên tập san số năm “Tin tức thời đại” của Tây Đức đã đăng tin, một
người tên gọi Pitơ Rôlân, đã viết thư cho tạp chí “Trung Quốc thanh niên”
nói, nếu tìm sách Trung Quốc ở Tây Đức thì đầu tiên phải là “Đạo đức
kinh”.
Cuốn sách này hầu như nhà nhà đều có những vấn đề phát sinh trong đời
sống, người ta có thói quen thỉnh giáo ở Lão Tử. Ở nước Pháp có một
quyển “Từ điển danh ngôn và cách ngôn” đã thu thập 386 điều mục, trong
đó có tới 49 điều tuyển chọn từ “Đạo đức kinh”. Theo thống kê hiện tại đã
có tới trên 100 loại sách “Đạo đức kinh” lưu truyền ở nước ngoài bằng các
loại văn tự. Có một nhà học giả đã làm thơ ca tụng: “Ngũ thiên kinh văn,
thường dụng thường tân, đạo đức chi bản, dịch lý chi căn, Lão Tử bất lão,
vĩnh bảo thanh xuân, lộc ấp tiên triết, thế giới danh nhân” (Lộc Ấp ở tỉnh
Hà Nam là quê hương của Lão Tử).