Nếu muốn đoạt của nó tất phải đem cho nó!”. (“Lão Tử - Chương thứ ba
mươi sáu”). Trong lịch sử mấy ngàn năm của Trung Quốc, vô luận là trong
lĩnh vực chính trị hay là lĩnh vực quân sự, ngoại giao, loại tư tưởng mưu
lược này đều đã sản sinh ra những ảnh hưởng rất sâu xa.
Đối với chiến tranh, tư tưởng cơ bản của Lão Tử là: “Binh lính giỏi và vũ
khí tồi đều có nội dung ác cảm. Cho nên người có đạo không dùng. Người
quân tử ở tất quý bên tả, dùng binh tất quý ở bên hữu. Binh lính, vũ khí tồi,
không phải là đồ dùng của quân tử bất đắc dĩ mới phải dùng mà thôi”...
(“Lão Tử - Chương thứ ba mươi mốt”). Do đó, người chủ trương “dùng đạo
để phò tá chủ nhân, không dùng binh để cưỡng đoạt thiên hạ” (“Lão Tử -
Tam Thập chương”), người nói: dùng sức bắt người phục, người tất bất
phục. Đợi lúc có thời cơ có thể, thì người sẽ báo thù. Bất đắc dĩ mới phải
dùng binh, cũng chỉ cầu đạt tới cứu tế nguy nan mà thôi, quyết không thể
trổ tài khoe mẽ. (Xem “Lão Tử - Tam Thập chương”). Lão Tử cho rằng,
cuộc chiến tranh bất nghĩa cướp đoạt tiền của liên miên lúc đó chính là tội
ác của kẻ thống trị, là bởi vì bọn thống trị đã bành trướng ác liệt muốn
chiếm tất cả làm của riêng, do đó người đã phản đối chiến tranh một cách
mạnh mẽ. Thế nhưng, người đồng thời cũng cho rằng, trong tình hình bất
đắc dĩ, khi phản đối sự xâm lược của nước khác có thể được sử dụng chiến
tranh. “Bất đắc dĩ mới phải dùng thôi, không màng danh lợi là tốt nhất”
(“Lão Tử - Chương thứ ba mươi mốt”). Mặc dù khi không thể không sử
dụng chiến tranh, cũng nên dùng thái độ bình tĩnh, thanh thản, không có
bực tức và tham lợi riêng để đối xử với chiến tranh. “Người tài giỏi đạt kết
quả là được, không cần giành lấy sự hùng mạnh. Kết quả mà không kiêu
căng, kết quả mà không chinh phạt, kết quả mà không ngạo mạn. Kết quả
chỉ là bất đắc dĩ, kết quả mà không hùng cường! (“Lão Tử - Chương thứ ba
mươi mốt”). Cho dù thắng lợi, cũng đừng có đắc ý. Thắng lợi mà đắc ý
chính là thích giết người. Con người thích sát nhân, người trong thiên hạ sẽ
không quy phục anh ta, anh ta cũng chẳng còn cách nào cai trị được thiên
hạ.