MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 121

thông minh cùng đều tỉnh ngộ ra rất nhiều đạo lý, trên chiến trường biến
hóa khó lường, trước sau đều nắm chắc được quyền chủ động.

“Trị đại quốc, nhược phanh tiểu tiên” (“Lão Tử - Lục Thập Chương”) -

cai trị nước lớn cũng như rim rán con cá nhỏ - đây là đường lối cai trị đất
nước của Lão Tử. Ông cho rằng, cai trị một nước lớn cũng giống như rim
rán một con cá nhỏ, ta không thể luôn luôn lật dở cá lên được, lửa đang
cháy ở dưới, nồi nóng bỏng, nếu ta luôn luôn lật dở, con cá kia không nát
nhừ ra mới là điều quái lạ. Ý tưởng của ông là ở chỗ, cai trị đất nước, cần
có chính sách sâu xa vững chắc không thể sớm ra lệnh, chiều sửa đổi, hoặc
chính lệnh rườm rà, nếu không, nhân dân sẽ không biết đường nào mà tuân
theo, hoặc không chịu đựng nổi phiền hà, suốt ngày bất an, luôn luôn không
biết ngày mai sẽ có biến cố gì. Một quốc gia như vậy liệu có thể không loạn
được chăng? Tư tưởng này của Lão Tử vẫn là xuất phát từ mưu lược chính
trị cơ bản “Vô vi nhi trị” của Lão Tử, là một phương pháp cai trị đất nước
cụ thể.

Lão Tử có tư tưởng biện chứng pháp mộc mạc, giản dị, do vậy đã có thể

sản sinh ra rất nhiều tư tưởng mưu lược gợi mở, nhắc nhở người đời sau.
Lão Tử nói: “Nhược chi thắng cường, nhu chi thắng cương”, ông cho rằng,
con người nếu có thể giữ được phép tắc nhu nhược thì có thể chiến thắng
được kẻ thù mà bảo tồn được mình. Cho nên ông nói: “Nhược giả đạo chi
dụng” - mềm mỏng là gốc của đạo - ông dùng nước để nói rõ đạo lý nhu
nhược thắng cương thường (mềm yếu thắng rắn mạnh): “Trong thiên hạ
không gì mềm bằng nước, nhưng không một kẻ công kiên nào có thể thắng
được”. Các vật ở trong thiên hạ không có thứ nào mềm yếu hơn nước, vậy
mà không có sức mạnh nào giỏi công kiên “tiến công” bằng nước. “Cái
mềm nhất thiên hạ tấn công vào cái rắn nhất của thiên hạ”, “lấy mềm thắng
cứng, lấy lùi để tiến, lấy co cầu duỗi”, đó chính là nghệ thuật mưu lược xử
thế và cai trị đất nước của Lão Tử. Có thể thấy được Lão Tử không hề tiêu
cực mà là mưu lược và nghệ thuật tương đối coi trọng đấu tranh. Lão Tử
nói: “Nếu muốn nó thót vào thì phải trương nó ra, nếu muốn làm cho nó
yếu, tất phải để cho nó mạnh. Nếu muốn phế bỏ nó, tất phải nâng đỡ nó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.