MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 118

sáng suốt nhất, loại nhà vua này du nhàn thuận theo tự nhiên, không tuỳ
tiện phát hiệu ra lệnh, nhân dân có thể an cư lạc nghiệp, thu nhiều đạt lắm.
Năm nào cũng đều như vậy, nhân dân tựa hồ như không hề cảm thấy đó là
công lao của vị vua hiền sáng suốt. Ngược lại, họ cho rằng, chúng ta vốn là
phải nên như vậy. Dương Tử Cư từng hỏi Lão Tử: vị vua sáng suốt nên cai
trị thiên hạ như thế nào? Lão Tử nói:

- Vị vua sáng suốt cai trị thiên hạ, công nghiệp phổ cập, mà không cho

rằng đó là công lao của mình. Giáo hóa vạn vật mà nhân dân không cảm
thấy là đã dựa vào ông ta. Nhân dân chẳng có cách nào nói ra ảnh hưởng
của ông ta, thế nhưng nhân dân đều vui vẻ ở cùng với ông ta.

“Chương thứ mười tám - Lão Tử” nói rằng:

- Thuận theo lẽ tự nhiên mà cứ không chịu thuận theo, lấy thiên hạ

thường coi là vô sự. Tới khi hữu sự, thì không đủ sức để lấy thiên hạ nữa!

Ở đây, Lão Tử cực lực chủ trương, thông qua sự tu luyện tinh thần của

Đạo Lão, tình dục và vọng tưởng của bản thân sẽ ngày một trừ khử được để
đạt tới cảnh giới “vô vi”, rồi có thể làm được vô vi tới vô bất vi. Vô vi sẽ
không sầu muộn vì cai trị thiên hạ không tốt. Trái lại, nếu dựa vào ý nguyện
của mình, chỉ làm theo ý mình, thì không thể cai trị được thiên hạ.

Tại sao “vô vi” có thể cai trị được thiên hạ. Bởi vì Lão Tử cho rằng

“Thánh nhân không có thường tâm, lấy tâm của dân chúng làm tâm của
mình” (Chương thứ bốn mươi chín). Lão Tử nói: “Đạo phải luôn luôn
thuận theo tự nhiên mà không được làm trái lẽ tự nhiên. Các bậc vương hầu
biết nắm được điều đó thì vạn vật sẽ tự hóa?”. Ở đây, đạo vô vi chính là
pháp đạo tự nhiên, tức là tuân theo quy luật biến hóa tự nhiên. Quy luật
chính là “thường”, “như thường gọi là minh, không biết thường là vọng,
vọng là làm điều dở”. Nhận thức được quy luật khách quan tức là trí sáng
suốt. Những hành động không hiểu được quy luật khách quan thì gọi là
vọng động.

[20]

Những người vọng động tất nhiên sẽ gặp phải họa hung.

Vì vậy, Lão Tử phản đối vọng vi,

[21]

phản đối dùng lực mạnh bắt làm. “Vi

tri giả thất tri, chấp tri giả thất tri”.

[22]

Cưỡng ép bắt làm thì tất nhiên sẽ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.