gương tốt cho những người tham gia trị thủy. Vũ đảm nhận công việc trị
thủy, mười mấy năm như một ngày, người gày tọp đi, lông trên đôi chân
rụng hết, ngay đến dây buộc búi tóc và mũ đội đầu cũng không kịp thu nhặt
mỗi khi rơi mất. Để hoàn thành nhiệm vụ trị thủy nặng nề, Vũ lấy vợ, một
cô gái sinh ra ở Đồ Sơn, chỉ sau bốn ngày đã rời nhà ra đi, ở bên ngoài
mười ba năm trời không về qua nhà một lần. Đại Vũ trị thủy “Ba lần qua
cửa mà không về thăm nhà” đã trở thành một giai thoại lưu truyền thiên cổ.
Công việc trị thủy của ông Vũ được tiến hành tổng hợp với việc làm giàu
mạnh đất nước. Đây là phương châm chiến lược lớn trong đường lối trị
nước dưỡng dân làm cho đất nước cường thịnh của Vũ. Đồng thời với công
việc trị thủy hại, Vũ đã phát triển, hưng thịnh việc thủy lợi, ví dụ nghề nuôi
cá, trồng cây, phát triển mạnh việc vận tải trên đường thủy. Mỗi khi trị thủy
ở vùng nào ông đều chủ động đoàn kết tù trưởng của các bộ lạc thị tộc,
hoàn thiện việc xây dựng chính quyền, ổn định xã hội, khiến cho nhân dân
an cư lạc nghiệp. Các bộ lạc tham gia trị thủy càng ngày càng đông, tiếng
tăm của Vũ đã lừng lẫy, rất nhiều bộ lạc đã tuyên bố là phụng mệnh của Vũ
mà trị thủy, công lao của Vũ đã lẫy lừng khắp thiên hạ. Thuấn Đế đã triệu
tập các thị tộc các tù trưởng bộ lạc họp hội nghị mừng công, tuyên bố Vũ
trị thủy đã thành công, tặng thưởng huyền khuê màu đen cho Vũ. Huyền
Khuê là viên ngọc màu đen mài thành, dưới vuông trên nhọn, tượng trưng
cho công lao to lớn.
Khổng Tử đã từng ca tụng công tích trị thủy của Vũ, nói, tôi quả thực
không tìm thấy một chút khuyết điểm nào của ông Vũ, cung thất của ông
giản đơn sơ sài nhưng ông không nghĩ tới chuyện cải thiện mà chỉ dốc toàn
bộ sức lực vào công việc trị thủy, khai thông mương lạch, phát triển canh
tác nông nghiệp, động viên nhân dân theo đuổi lao động (Tham khảo thêm
“Luận ngữ - Thiên Thái Bá”).
Vũ trị thủy thành công, thế lực của bộ lạc Hạ cùng theo đó mà phát triển
lớn mạnh. Căn cứ vào truyền thuyết lúc này Thuấn đã là ông lão già trên
tám mươi tuổi. Thuấn “Tiến cử Vũ với trời, làm người kế tục cho mình”
(Sử ký - Hạ bản kỷ”). Hơn thế dựa theo truyền thống nhường ngôi, Thuấn