MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 604

đến truyền thuyết, gần thì đến thời đại Đường, Túc Tôn, Đại Tôn, chia làm
tám môn loại: thức ăn, tuyển cử, chức quan, lễ, nhạc, binh hình, châu quận,
biên phòng v.v... Tổng hợp các loại kinh sử và văn tập các đời, tấu sớ, chia
loại biên tập rất mạch lạc, chặt chẽ, trong đó những trình bày về điển
chương, chế độ có liên quan đến triều Đường rất tỷ mỉ. Trinh Nguyên năm
thứ 17, sau khi Đỗ Hựu biên soạn xong “Thông Điển” đã đem dâng lên
Hiến Tôn, đồng thời viết sớ nói rõ mục đích và tình hình kinh qua của cuốn
sách đó. Ông nói: Thần nghe cao thượng nhất là lập đức, không phải là
người hiền thì không được; thứ hai là lập công, thứ nữa là lập ngôn, để kẻ
sau hiểu được chí hướng của người lập ngôn. Thần, tài không bằng người,
nhưng với chí tự cường đã đọc rất nhiều tác phẩm kinh điển, tuy đã trải đủ
gian khổ nhưng chưa hề dám tuỳ tiện. Các sách “Hiếu kinh”, “Thượng
thư”, “Mao thi”, “Chu dịch”, “Tam truyện” của Khổng Phu Tử, đều là đạo
quan trọng của phụ, tử, quân, thần. Tuy vậy chỉ ghi nhiều về lời nói mà ít
có pháp chế. Kẻ hiền các đời bàn luận, thường chỉ nói nhiều về tệ mất mát,
mà ít nói về biện pháp trị lý mất mát. Thần tỷ mỉ nghiên cứu ưu, khuyết
điểm của điển tịch các đời, chọn viết thành “Thông Điển”! Đức Tôn khen
ngợi Đỗ Hựu đã biên soạn “Thông Điển” và lệnh cho cất vào kho sách.
Cuốn sách này đã được lưu truyền rộng rãi từ thời đó và đời sau, rất được
người hiền đương thời và đời sau khen ngợi, cho là nguồn gốc của lễ, nhạc,
hình, chính.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.