MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 603

Nguyên, tướng ở biên giới Hách Linh Toàn thân chém đầu vua Đột Quyết,
dâng thủ cấp lên, tự cho là có công. Lúc đó Tống Cảnh làm tể tướng, lo
rằng các quan võ ham chiến công, sinh sự vì nước, nên chỉ phong làm Lang
tướng. Khai Nguyên vì thế mà thịnh, không có người bàn đến việc mở
mang biên giới. Trung Quốc dần an ninh, ngoại Di cũng yên tĩnh! Đỗ Hựu
còn phân tích cụ thể nguyên nhân Đảng Hạng tộc phản lại triều Đường, nêu
ra đối sách “lôi kéo”. Ông nói: Đảng Hạng là tiểu Phiên, ở ngoài Trung
Quốc, vốn trọng đức của ta, các biên tướng không liêm rất hay quấy nhiễu,
hoặc trưng thu ngựa hay, hoặc lấy con trai con gái của họ, đòi hỏi thổ sản,
bắt phu dịch. Đảng Hạng lao khổ nhiều, dân bỏ chạy, phản lại, hoặc thông
sứ với Bắc Địch, hoặc cùng Tây Nhung đánh biên giới, đó là điều tự nhiên.
“Truyện” nói “người xa không phục thì phải sửa văn, đức để họ đến”.
“Quân tử” nói: “Quốc gia đừng dùng những kẻ dũng mãnh ở biên giới”.
Nay Nhung, Di mới mạnh, việc phòng bị biên giới chưa chắc, nên thận
trọng chọn lương tướng, quyết không có ý đánh lấy, để lung lạc lôi kéo.
Nhưng, Di đến thì phòng ngự đánh lại, đi thì phòng bị cẩn thận. Chúng tự
nhiên cảm hoài, không còn mưu gian. Việc gì phải huy động quân đội, mệt
mỏi tốn kém! Hiếu Tôn hoàn toàn đồng ý với ý kiến và kiến nghị của Đỗ
Hựu, tránh được việc dùng binh tuỳ tiện.

SÁCH HAY LẬP NGÔN,

RÈN GIŨA NGƯỜI SAU

Đỗ Hựu học tập không biết mỏi, tuy quan cao đến tể tướng, vẫn tay

không rời sách, thường thường ban ngày xử lý việc công, ban đêm thắp đèn
đọc sách, viết bài. Cuối những năm Khai Nguyên, Lưu Trật thu thập lời nói
trong kinh sử trăm nhà, viết thành ba mươi nhăm cuốn “Chính Điển” rất
được kẻ sĩ hiển đạt đương thời tán thưởng. Đỗ Hựu được quyển sách đó,
nghiên cứu đọc kỹ, cho là nội dung chưa đủ, điều mục chưa hết, hạ quyết
tâm tăng thêm, bố sung. Từ Đại Lịch nguyên niên (năm 766) đến Trinh
Nguyên năm thứ 17 (năm 801), Đỗ Hựu đã dùng thời gian 35 năm, viết
thành “Thông Điển” tổng cộng 200 cuốn. “Thông Điển” đã ghi chép lịch
trình thay đổi và phát triển của các điển chương, chế độ các triều đại, xa thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.