MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 686

Tư tưởng “nhân chính” của Tư Mã Quang tập trung thể hiện ở trong chủ

trương chính trị “chấn hưng giáo hóa, tu sửa chính trị, nuôi dưỡng trăm họ,
có lợi vạn vật” của ông. Cái gọi là “chấn hưng giáo hóa” tức là tăng cường
giáo dục tư tưởng đạo đức, thay đổi phong khí xã hội. Tư Mã Quang cho
rằng, văn hóa giáo dục là việc lớn quốc gia, cần phải nắm chặt, nắm tốt.
Nếu tư tưởng trăm họ không nhất trí, thì không thể đồng tâm đồng đức, xã
hội sẽ không ổn định, cơ sở chính trị sẽ dao động. Vì vậy, ông rất coi trọng
giáo dục ở nhà trường, chú trọng hình thành phong khí xã hội tốt lành, ông
chủ trương thực hành thống trị tàn ác đối với trăm họ, thậm chí cho rằng
trăm họ chống lại triều đình xảy ra bạo động, trách nhiệm không phải do
trăm họ mà là ở người thống trị, là các cấp quan lại, quan bức dân thảm.
Cái gọi là “tu sửa chính trị” có nghĩa là chọn dùng nhân tài tốt, sửa chữa tốt
chính sách, pháp lệnh, nghiêm minh luật pháp, kỷ luật. Tư Mã Quang phản
đối quan thừa thành họa phong khí xấu xa chỉ theo tập tục cũ, ngồi không
chẳng làm gì; chủ trương tinh binh giảm chính, đả phá chế độ dùng người
xuất thân môn đệ, sắp xếp theo thâm niên mà phải lấy tài đức thực tế, đề
bạt vượt cấp các loại nhân tài. Cái gọi là “nuôi dưỡng trăm họ” có nghĩa là
đối xử khoan dung với trăm họ, chủ yếu là với nông dân, không nên bóc
lột, áp bức họ quá mức. Trong cách nhìn của Tư Mã Quang, nông dân là
cha mẹ ăn mặc, nếu không để cho họ nghỉ ngơi dưỡng sức, một khi nông
dân không sống nổi thì quốc gia cũng sẽ bần cùng suy vong. Đồng thời với
việc phản đối gia tăng thu thuế với nông dân, ông đã hết sức khuyên can
những người thống trị, trên đến hoàng đế, dưới đến huyện lại, không được
tiêu phí vô độ. Đối với những nạn dân chịu đói rét, ông vô cùng căm giận,
thậm chí đập bàn đứng dậy, kiên quyết yêu cầu triều đình tiết kiệm chi tiêu,
bỏ tiệc, bỏ khen thưởng, tự ông dẫn đầu đem tiền của được nhà vua ân
thưởng giao lại để dùng vào việc công. Nông dân Bắc Tống do sưu dịch
không công cho quốc gia, gánh vác quá nặng, nên đã lưu tán bỏ nhà, Tư Mã
Quang ra sức chủ trương giảm nhẹ gánh vác lao dịch của nông dân, yêu cầu
hoàng đế phản tỉnh sâu sắc, nghĩ cách làm cho cuộc sống của trăm họ tốt
hơn một chút, để chuyển họa làm phúc. Lòng can đảm, trí hiểu biết và khí
khái lo lắng vì dân vào lúc đó là rất khó có và rất đáng quý. Để “nuôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.