lăm năm, đến tận năm 2010. Nhưng cũng có một phần các chuyện xảy ra
sớm hơn trước nữa, nó đã lấy đi rất nhiều những tuổi thanh xuân tươi đẹp.
Nếu như tính cả tương lai mà câu chuyện đề cập đến, vậy thì thời gian của
câu chuyện này có thể nói là trải dài qua ba mươi chín năm. Đằng đẵng ba
mươi chín năm trời, đã vượt quá xa năm tháng của cả một đời người. “Mưa
sát tuổi xuân” cũng không chỉ viết về câu chuyện của một đời người.
Cuối cùng, là tình yêu. Tôi không kỳ vọng các bạn rơi nước mắt vì nhân
vật nam nữ chính của tác phẩm này, nhưng về phía tôi thì không thể kìm nén
nổi nước mắt của mình. Cuộc đời nếu chỉ như lần đầu tiên gặp gỡ!
Vậy thôi, còn một vấn đề nữa: Tiểu thuyết như thế nào mới được coi là
tiểu thuyết đích thực?
Câu hỏi này cũng giống như hỏi “Con người như thế nào mới được coi là
người chân chính?”
Nghe ra có vẻ nhạt nhẽo, nhưng trong thế giới mà chúng ta đang sống,
thực sự có rất nhiều người, không phải là người.
Bởi vì những “Con người” đó nhất định phải để trong ngoặc kép, chắc các
bạn tự hiểu.
Do vậy, nếu các bạn không cẩn thận bước vào thế giới văn học, thực sự có
rất nhiều tiểu thuyết, không phải là tiểu thuyết.
Xin thứ lỗi, tôi vẫn phải nhắc lại lời mà giáo viên ngữ văn đã nói.
Tiểu thuyết có ba yếu tố: Tình tiết, hoàn cảnh, nhân vật.
Thông thường, nếu là kể câu chuyện, chỉ cần có tình tiết và hoàn cảnh là
được rồi, có những cái đơn giản đến mức hoàn cảnh cũng có thể bỏ đi, ví dụ
như những đoạn nhỏ được truyền gửi qua điện thoại di động. Thực sự là rất
nhiều “Tiểu thuyết” chúng ta nhìn thấy ở hiệu sách, đa phần chỉ có tình tiết,
không có nhân vật. Nhân vật trong đó, cơ bản chỉ là công cụ phục vụ cho
tình tiết, hoặc là bị câu chuyện đẩy qua đẩy lại như là những xác sống vô
hồn, vừa không có tính cách rõ ràng, cũng thiếu mọi sự thay đổi.
Nhân vật: Nhân vật thực sự đang ở đâu? Nhân vật thực sự được độc giả
ghi nhớ đang ở đâu? Rất nhiều câu chuyện xem qua thì thấy rất hấp dẫn, có
thể làm cho người ta đọc một mạch đến hết, nhưng tại sao rất nhanh lại bị