Dương Nhạn Sinh - Bạo Thúc Diễm - Chu Chính Thư
Mưu Trí Thời Tần Hán
Dịch giả: Ông Văn Tùng
Chương 79
Hợp Lý, Có Lợi, Tiết Chế
Sau khi chính quyền Đông Hán thành lập, Quang Vũ Đế Lưu Tú đã có cách
xử trí khôn ngoan đối với những công thần từng có công giúp ông ta bình
thiên hạ.
Cách xử trí đó vừa bảo đảm được sự mạnh hóa của tập quyền trung ương,
lại vừa hết sức chăm lo chu đáo cho các công thần. Trong lịch sử đó là một
thời kỳ tiêu biểu về chính sách đối đãi công thần.
Bản thân Lưu Tú là người dùng binh đao mà có được thiên hạ, nên ông có
sự phòng thủ đối với các công thần sau khi chiến tranh kết thúc, ngăn ngừa
họ ỷ công lộng quyền là chuyện hết sức thông thường. Hơn nữa các công
thần phần đông là võ tướng, không thông thuộc chế độ điển chương triều
chính. Không thể dựa vào bọn họ mà trị nước được. Do đó Lưu Tú luôn
dùng phương châm "thoái công thần, tiến văn lại", cũng có nghĩa là tôn
trọng địa vị xã hội của những võ tướng công thần, nhưng về mặt chính trị
lại không cho họ nắm thực quyền, đồng thời Lưu Tú rất trọng thị những sĩ
phu lánh chốn quan trường, ẩn cư trong rừng núi. Ông cho rằng những
người đó vừa hiểu văn trị lại có cốt cách cao thượng nên ra sức cầu kiến,
chiêu mộ. Những danh nho như Trác Dung, Phục Trạm đều được Lưu Tú
chiêu mộ làm trọng thần.
Còn để những công thần đó phục tùng ý chỉ của mình, Lưu Tú lại lấy tư
tưởng "công thành thân thoái" ra giáo dục họ: Một mặt vì bọn họ là công
thần, không để bọn họ dây máu ăn phần chính trị, đó là điều bất di bất dịch,
mặt khác chăm lo chu đáo cho cuộc sống những người này, để bọn họ có
thể vui vẻ an hưởng tuổi già.
Năm thứ hai Lưu Tú làm hoàng đế, ông bắt đầu phong hầu dần dần cho các
công thần, như Đặng Vũ phong làm Lương hầu, Ngô Hán phong làm
Quảng Bình hầu v.v... Một mặt phong hầu, một mặt nhắc nhở bọn họ "làm