Mặt nước trong veo non tựa ngọc, gió vàng hây hẩy k hua k hóm trúc. Hoa lau muôn dặm trắng phau phau, cây cối vẻ hồng pha vẻ
lục. Cung thiềm sáng quắc ả Hằng ngủ, dạo bước thềm giao tình rạo rạc. Chi bằng đến thẳng dưới giậu hoa cúc thơm, thảnh thơi
dạo đàn gảy một k húc.
ĐÔNG TỪ (ĐIỆU NHẤT TIỄN MAI)
Khí đen mờ mịt tỏa non sông, hồng về nam xong! Nhạn về nam xong! Gió bắc căm căm tuyết mịt mùng! Tựa triện ngồi trông, tựa
triện đứng trông. Sưởi lò mặt vẫn giá như đồng, ngồi chẳng yên lòng, nằm chẳng yên lòng! Dậy xem phong cảnh lúc trời đông, hoa
quên lạnh lùng! Người quên lạnh lùng!
Một khi Thái Công dạo chơi sau vườn, nghe thấy khúc đàn ấy, trong bụng buồn rầu, nhân có ông bạn quen họ Trần ở cùng một làng,
mới cho làm con nuôi ông ấy, và làm riêng một nhà lầu ở sau vườn Trần công cho con gái ở.
Cạnh nhà Trần công có một nhà quan, tuổi già chưa có con giai, nhân đêm trăng ra chơi vườn đào, bắt được đứa con giai ở dưới gốc
đào, vì thế đặt tên là Đào Lang. Đào Lang mặt mũi tuấn tú. Trần công thấy Giáng Tiên tư chất khác phàm và lại nết na, có ý muốn kết
duyên cho Đào Lang. Hai bên cha mẹ thuận lòng, mà hai người cũng tốt duyên phải lứa, mới gả cho nhau. Tự khi cưới về, Giáng Tiên một
lòng hiếu thuận. Năm sau, sinh được một mụn con giai, cửa nhà thêm vui vẻ.
Ngày tháng thấm thoắt, chợt đã ba năm. Hôm mồng ba tháng ba, Giáng Tiên tự nhiên vô bệnh mà mất, bấy giờ mới hai mươi mốt tuổi.
Ba nhà sầu thảm vô cùng.
Thái bà đau xót đêm ngày khóc lóc. Một bữa đang khóc thì thấy con về ôm lấy mẹ mà nói rằng:
- Mẹ ơi! Con ở đây, mẹ khóc gì thế?
Thái bà mở choàng mắt ra trông thấy quả là con, cả nhà xúm lại hỏi han.
Tiên chúa nói rằng:
- Con là Đệ nhị tiên cung phải đầy xuống trần, nay đã hết hạn, lại phải lên chầu Thượng đế. Cha mẹ có âm công, đã vào sổ tiên, mai sau
cũng được đoàn tụ, không can gì phải lo sầu.
Nói đoạn lại biến mất.
Chàng Đào Lang tự khi uyên bay, trăm phần sầu não. Một đêm đang ngồi ngâm thơ giải phiền, sực thấy Tiên chúa đến, chàng kia níu
lấy kể lể nỗi đoạn sầu khổ. Tiên chúa khuyên giải hết điều rồi lại biến mất.
Tự bấy giờ đi mây về gió, chơi xem phong cảnh các nơi. Một hôm, đến tỉnh Lạng Sơn, trông thấy có ngọn chùa trên núi, mới lên xem
cảnh, rồi ra nghỉ mát dưới gốc cây thông, gẩy đàn ngợi hát. Xảy có Phùng Khắc Khoan (Trạng Bùng) đi sứ về qua, hai bên ngồi đối đáp
với nhau.