Đi được một lát, ông ấy gặp người làng nhắn bảo rằng:
- Nhờ bác bảo hộ thằng học trò tôi là Thám hoa làng Vân Cát tên nó là Trần Công Bích, bảo nó ra khiêng đỡ võng quan huyện cho tôi,
kẻo tôi mệt quá, không đi được.
Ông quan huyện nằm trong võng, nghe câu ấy, chẳng khác gì sét đánh ngang tai, giật mình ngã lăn xuống đất, rồi đứng dậy lạy thì thà
thì thụp, kêu là không biết, xin thứ tội cho.
Thế Vinh cười bảo rằng:
- Ông là quan huyện, bắt tôi khiêng võng thế là phải, có việc gì mà tạ!
Ông huyện kia vật đầu vật tai kêu van mãi, Thế Vinh mới bảo rằng:
- Có phải thế thì từ rầy chớ nên bắt phu khiêng võng nữa bác nhé!
Ông huyện kia vâng vâng dạ dạ, xin khiêng giả võng rước ngài về nhà. Thế Vinh không khiến, người trong làng đổ ra đón Thế Vinh về.
Về sau Thế Vinh mất, được phong làm thượng đẳng phúc thần. Con là Hiến Công, có công với nước, cũng được phong làm phúc thần.
Ngôi mộ ông Thế Vinh đến giờ vẫn còn ở làng Cao Dương.
Khoa Thế Vinh đỗ, Nguyễn Đức Trinh thi đỗ Bảng nhãn, Quách Đình Bảo thì đỗ Thám hoa, ba người cùng có tiếng hay chữ từ thuở
nhỏ. Vua có thêu ba lá cờ ban cho mỗi người một lá, để cho vinh qui.
Trong cờ thêu bốn câu rằng:
Trạng nguyên Lương Thế Vinh,
Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh,
Thám hoa Quách Đình Bảo,
Thiên hạ cộng chi danh.
Tục truyền khi Thế Vinh còn nhỏ, nghe tiếng Quách Đình Bảo hay chữ, hỏi thăm đến chơi. Đến nhà thấy Đình Bảo đang học ở trong
buồng. Thế Vinh trở ra về ngay, nói rằng: “Anh ấy k hông sợ”, nghĩa là thi đến nơi rồi mà còn phải học thì hèn lắm, không đủ sợ chi. Về
sau, Đình Bảo cũng hỏi thăm đến chơi nhà Thế Vinh thì thấy ông ấy đi chơi thả diều vắng. Đình Bảo than rằng: “Thi đến nơi rồi mà
k hông cần gì phải xem sách, đó mới thực là thiên tài!” Nhân thế biết mình không bằng ông ta, xấu hổ trở về.