để điều đình xử lý việc Xiêm, Lạp, và đưa Nặc Chân về nước. Duyệt tâu xin đắp thành Nam Vang (Phnom Penh), thành Lư Yêm để lưu
quân bảo hộ Chân Lạp.
Trước kia Duyệt vốn là tì tướng, thường phải theo tiết chế Nguyễn Văn Thành. Lúc lâm trận, tính Thành thường hay trì trọng, mà Duyệt
thì quả cảm hăng hái, thường lập được công to, uy danh lừng lẫy cũng bằng Thành. Nhưng Thành ghét Duyệt là người quyến giới, bởi
thế hai người không hòa với nhau.
Khi ấy có người Thanh Hóa là Nguyễn Hựu Nghi trước làm môn khanh Nguyễn Văn Thành, vì phải quở trách, trốn sang làm môn hạ
Duyệt. Nghi lại sai tên Nguyễn Trương Hiệu sang theo hầu Thuyên là con Thành, để rình xem Thuyên làm những điều gì. Sau Hiệu lấy
được một bài thơ đem đưa cho Nghị. Nghị nói với Duyệt rằng: “Con Thành là Thuyên làm thơ chiêu dụ người đồng quận, lời rất bội
nghịch.” Duyệt tin lời Nghi, mật đem bài thơ ấy tâu vua; việc án Thuyên gây ra từ đó.
Năm Minh Mạng nguyên niên, Duyệt lại vào trấn thủ Gia Định, dẹp yên giặc sư Kế ở Chân Lạp.
Năm Minh Mạng thứ 13, Duyệt thấy ngoài Bắc Thành, chia thành tỉnh, bãi chức Tổng trấn; chỉ duy thành Gia Định còn có Duyệt cho
nên chưa bãi. Duyệt nghĩ mình già yếu, dâng sớ xin từ chức, vua không cho.
Ngày 30 tháng 7 năm ấy (1832), Duyệt mất, thọ 69 tuổi. Duyệt làm việc hay tự chuyên, dụng binh hay quá lạm. Nhưng một lòng báo
quốc, phấn chấn chẳng nghĩ chi đến mình, vậy nên được lòng kẻ tướng sĩ, đem quân đi đánh, không thua trận nào.
Thủy chung bốn lần đi dẹp giặc mán Vách đá ở Quảng Nghĩa, quân mán rợ đều khiếp sợ uy phong, hễ kéo quân đến thì giặc mán đều
tan trốn cả.
Khi ra kinh lược Thanh, Nghệ, những kẻ đào phạm ở Bắc Thành cùng kẻ thổ tù ở mặt thượng đạo đều về đầu thú.
Hai lần trọng trấn Gia Định, hưng lợi, trừ hại, dẹp giặc, yên dân, uy danh lừng lẫy, người Xiêm khiếp sợ, hễ khi nào có sứ bộ sang, thì
người Xiêm lại hỏi thăm rằng: “Lê công có được mạnh khỏe không?”
Duyệt mất rồi, thành Gia Định đổi tên thành Phiên An, đặt ra Tổng đốc, Bố Chính, Án sát, Lãnh binh. Khi ấy Bố Chính là Bạch Xuân
Nguyên sách nhiễu tham lam, tự xưng là phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Duyệt, sai bắt lũ Lê Văn Khôi
là bộ hạ Duyệt để tra hỏi.
Khôi sợ phải tội, mưu làm phản; đêm hôm 18 tháng 5 năm Minh Mạng thứ 14, Khôi ngầm dụ đảng lính Bắc Thuận
giết Bố Chính Bạch Xuân Nguyên và Tổng đốc Nguyễn Văn Quế, chiếm giữ thành Phiên An. Quan quân đánh mãi không phá được, đến
năm Minh Mạng thứ 16 mới dẹp yên. Đức Minh Mạng truy trách là tại Duyệt nuôi lũ phỉ đảng để gây nên vạ. Các quan nội các đều dâng
sớ kể tội Duyệt. Đình thần nghĩ xử kết án Duyệt đáng tội trảm 7 điều, tội giảo 2 điều. Sau xử án Duyệt phải truy đoạt quan tước, cuốc
phẳng mộ địa, dựng bia đề tám chữ: “Quyền yêm Lê Văn Duyệt thụ pháp xứ.” Con nuôi và cháu là Hán, Yên Tề đều phải xử tử.
Mộ Duyệt ở Gia Định, từ đấy thường khi trời tối, đêm khuya, trong mộ hình như có tiếng quỉ khóc, hoặc tiếng người, tiếng ngựa ồn ào,
nhân dân ở đấy không ai dám đến gần. Đến sau sai quan địa phương bỏ cái bia dựng ngày trước đi, và cho con cháu được xây mộ lại, thì