NAM HẢI DỊ NHÂN LIỆT TRUYỆN - Trang 89

trọng, mới là chính lễ. Nay bệ hạ muốn chọn người khác, biết con chẳng ai bằng cha, chúng tôi không dám dự đến việc đó.”

Từ đấy Thành vào triều kiến, thường tâu xin lập ngôi chừ nhị,

[49]

đức Thế Tổ nín nặng. Thành lại càng nghi sợ.

Con Thành là Thuyên đỗ Cử nhân khoa Quí Dậu, hay làm văn thơ, giao thông tân khách, nghe thấy Nguyễn Văn Khuê, Nguyễn Đức

Nhuận là người Thanh Hóa, hay chữ có tiếng, mới làm một bài thơ sai tên môn hạ Nguyễn Trương Hiệu cầm ra mời vào chơi. Hiệu đem bài
thơ ấy đưa cho Hình bộ Thiêm sự Nguyễn Hựu Nghi. Nghi vốn oán Thành, xui Hiệu cầm bài thơ ấy mách Lê Văn Duyệt. Duyệt với Thành

hai người vốn không hòa với nhau, mới cầm bài thơ vào triều mật tâu: “Thuyên làm thơ có ý bội nghịch.

[50]

Đức Thế Tổ cũng không hỏi

chi. Sau Hiệu cứ giữ mãi bài thơ ấy làm chứng, đón Thành đi chầu về, nắm áo đòi tiền hối lộ. Thành bất đắc dĩ phải bắt Hiệu và Thuyên
tống ngục, liền vào chầu tâu vua, đức Thế Tổ cho là chứng cứ chưa rõ, tha tội cho Thuyên, mà Thành vẫn tại chức như cũ.

Sau lại có kẻ hạch Thành bất pháp, Lễ bộ các Thành không được dự tế Nam Giao. Đức Thế Tổ lại sai Lê Văn Duyệt xét lại án người

Thuyên. Thuyên phải thú phục. Thành sợ hãi xin chịu tội. Quần thần đều xin đem Thành tống ngục, đức Thế Tổ nói rằng: “Thành đâu có
tội, nhưng cứ lễ đãi kẻ đại thần, phải nên xử một cách riêng.” Bèn sai thu cả ấn sắc của Thành, cho về ở nhà. Quần thần lại tâu: “Cha con
Thành, cứ phép nên xử tử.” Gặp khi ấy ngoài Bắc Thành kết án Lê Duy Hoán mưu phản, đệ vào kinh để Hình bộ xét lại. Duy Hoán lại
chiêu xưng là tự Thuyên xui làm phản. Đình thần xin bắt Thành và cả các con giam ở nhà Thị trung quân xá. Các đình thần họp lại tra hỏi
Thành có làm phản không? Thành thưa rằng: “Không.” Khi Thành trở ra, bảo quan Thống chế Hoàng Công Lý rằng: “Thế là thành án
rồi, vua bắt tôi chết, tôi không chết, không phải là trung thần.” Rồi liền uống thuốc độc mà chết, thọ 60 tuổi. Khi ấy có tên lính thư lại
nhặt được tờ biểu trần tình của Thành để lại, Hoàng Công Lý đem dâng lên, trong tờ biểu có câu rằng: “Sớm rèn tối luyện, kết thành tội
cực ác cho cha con tôi, không còn kêu oan vào đâu được nữa, chỉ có chết mà thôi.” Đức Thế Tổ xem tờ biểu, thương tình, sa hai hàng lụy,
rồi phán Lễ bộ xuất tiền kho làm ma tử tế.

Thành có tài lược kiêm cả văn, võ, lâm trận dùng binh, định mưu trước rồi mới đánh, cho nên ít khi thua, huân lao rất to. Còn như mưu

mô việc miếu đường, Thành điều trần được nhiều việc, đều thứ đệ thi hành cả, thực là có mưu xa kinh lý việc nước.

Năm Minh Mạng thứ mười bốn, nghịch Ngôi khởi loạn ở thành Phiên An, vì có tên Hàm (con Thành) tùng ngụy, xuống chiếu bắt cả lũ

con Thành giết sạch. Đến năm Tự Đức mới lại được truy phục chức tước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.