NAM HOA KINH - Trang 101

So sánh câu "bất ngôn chi biện" với câu "bất ngôn chi giáo" và ‘thiện giả
bất biện; biện giả bất thiện" (chương 51 của Lão tử).

[lxii] Vương Nghê: một bậc hiền thời Vua Nghiêu. ở thiên Thiên địa thì cho
rằng ông là thầy của Khiết Khuyết.

[lxiii] đọc là "nhữ".
[lxiv] Thiên tử: chết một bên thân mình (tê liệt).
[lxv] Thu: âm là thu, tức là "nê thu", một thứ cá có thể sống trong bùn, lúc
nước cạn. Ta gọi là cá chạch. Bản Nhượng Tông dịch là loài nhái, không
đúng.
[lxvi] Tuân, âm là huyện, cùng với huyền (thông dụng).

[lxvii] Sô hoạn
Sô: loài thú ăn cỏ. Hoạn: loài gia súc, ăn cùng với người ta. Nói chung là
ăn thịt, cỗ bàn.

[lxviii] Tiến: cỏ non.
[lxix] Lương thư là con rết.
[lxx] Chữ "thị"
[lxxi] Thư: con cái, giống cái (đối với chữ hùng).
[lxxii] Quyết sậu: cúi đầu mà chạy, không ngó lại sau.
[lxxiii] Cù- Thước tử: tên của một môn đệ của Khổng tử. Giả thác, không
có thật.

[lxxiv] Chư: đồng nghĩa với chữ ư
[lxxv] Duyên: cột lại với nhau, ở đây có nghĩa là quyến luyến, ràng buộc,
quấn quít. Câu "bất duyên đạo", ý muốn nói: bậc thánh nhơn cũng còn
phải đeo đuổi, quấn quýt theo Đạo nữa, nghĩa là không còn chạy theo Đạo,
còn mến Đạo, còn cầu Đạo nữa… vì như thế là còn chưa được Đạo, vì
người và Đạo còn là hai mà chưa là một (thành thuần). Hợp nhất với Đạo,
thì không còn thấy có Đạo để mà theo đuổi, quấn quít nữa.

[lxxvi] Vô vị hữu vị: không nói mà đã nói. Cùng nghĩa với "vô vi nhi vô bất
vi": không làm mà không có gì là không làm. Tức là nói về công dụng của
chứ Hư Vô trong lời nói: tuy không dùng đến lời nói, nhưng ý nghĩa lại
nhiều hơn là đã nói nhiều; tức là "bất ngôn chi giáo" của Lão tử.

[lxxvii] Hữu vị vô vị: nói, mà như không có nói gì cả. đồng nghĩa với câu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.