luận, là có phân thị phi; nhưng tranh luận mà không tranh luận, là tranh
luận để làm sáng tỏ lập trường của mình chứ không phải để tranh luận
phần phải cho mình. Người đạt Đạo không bao giờ tranh lụân để thuyết
phục ai, hay dẫn dụ ai theo mình cả, vì theo Trang- tử người hiểu Đạo
không bắt chước ai cả mà trở về sống cái sống của mình, sống yên với cái
mà tạo hóa đã an bài, không đèo bòng ham muốn cái ngoài tánh phận của
mình.
[lvii] Biện dã giả, hữu bất kiến dã: biện là phân biệt thị phi để mà biện
luận biện bác, vì vậy không thể nhận thấy được Đạo tuyệt đối là cái lẽ gồm
nắm bao trùm và vượt lên trên thị phi, thiện ác. Nên mới nói: ‘hay biện
phân, thì có chỗ không thấy rõ được", vì chỉ thấy có một bề: bề mặt hay bề
trái của sự thật mà thôi.
[lviii] Đạo chiêu nhi bất Đạo: Đạo mà chói sáng, nghĩa là rõ ràng, thì là
Đạo theo hẳn một bên nào rồi, thị hay phi. Cho nên Đạo mà như thế, không
phải Đạo. Đạo, dường như mịt mờ, nửa tối nửa sáng, lẫn lộn Âm Dương,
thị phi. Trang- tử đã dùng trước đây danh từ như "hoạt nghi chi diệu" và
tiếp sau đây danh từ "bảo quang" để ám chỉ Đạo. So sánh câu này của Lão
tử: "tục nhân chiêu chiêu; ngã độc hôn hôn" (chương 20 Đạo Đức Kinh).
[lix] Ngôn biện nhi bất cập: cùng một ý với câu trên "Đạo chiêu nhi bất
Đạo". Biện đây là phân biệt thị phi. Bất cập là không đầy đủ, còn thiếu
thốn, vì thế hễ nói thị thì lại còn thiếu phi, chỉ nói có cái bề mặt mà không
nói đến bề trái của một sự vật nào, cho nên mới nói "lời mà rõ ràng thì
không tới chốn".
[lx] Tri chỉ kỳ sở bất tri: tức là biết dừng lại chỗ mà lý trí và lời nói không
làm sao hiểu và nói được, đó mới thật khôn ngoan, thượng trí. Dừng lại, là
không đi đâu nữa, ở lại đó. So snáh với câu: "tri bất tri, thượng" của Lão
tử (chương 71).
"Chí hĩ" là đã đến nơi đến chốn, tức là đã đến chỗ cùng cực của sự hiểu
biết vậy.
[lxi] Bảo quang: che đậy ánh sáng. Lại cũng có người cho rằng "bảo
quang" có nghĩa là ‘như có như không". Thì cũng cùng một nghĩa như "che
đậy ánh sáng".