Hữu hữu: cái Có (hữu): l‘Être
Hữu vô: cái không (vô): le Néant (Non- Être)
Hữu vị thủy hữu vô: cái có có trước cái không.
Hữu vị thủy hữu phù vị thủy hữu vô: cái không có trước cái có
[xlix] Nhất dữ ngôn vi nhị: "một" và "lời" là "hai việc khác nhau": Đạo
không thể còn dùng được lời nói mà miêu tả được. Tức là cùng một ý với
Lão tử khi ông nói: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo…" và "tri giả bất ngôn,
ngôn giả bất tri".
Nhị dữ nhất vi Tam: nhị: ám chỉ Âm Dương tương đối ; một: ám chỉ Đạo.
Cùng nghĩa với câu này của Lão tử: Nhất sanh nhị, Nhị sanh Tam, Tam
sanh vạn vật. Nhất, là Đạo tịnh; Tam, là Đạo động, Đạo sinh sinh hóa hóa,
tức là số một (Đạo) cộng với số hai (Âm Dương). Cho nên mới nói tới số
Ba là trở về số Một.
Thánh nhân thì biết "trở về" với số một; chúng nhân thì chạy mãi đi ra và
lưu tán vô cùng.
[l] thị: thị, là "đây", là ám chỉ cái hiện tại tuyệt đối, bao gồm cả thời gian.
Nhận thấy Đạo một rồi, thì không còn thấy thời gian chia phân làm ba giai
đoạn giả tạo nữa là quá khứ, hiện tại và vị tại nữa, mà thấy, bất cứ ở vào
lúc nào, một cái hiện tại vô thủy vô chung.
[li] Phong: là khu vực, là chia ranh. Đạo không hề có chia phân thành
từng khu vực hạn định của một cái thị hay phi, của một cái Âm hay Dương.
[lii] Thường: định thức. Lời dùng để bàn về lẽ Đạo cũng không thể hạn
định theo một định thức nào, là vì như thế dễ bị hạn chế trong một cái thị
hay phi mà thành mất Đạo.
[liii] Vi thị: cũng như nói thị phi sinh ra.
Chân: chia thành từng khu vực.
[liv] Lục hạp chi ngoại; nói về bên ngoài Tính và Phận của vạn vật.
Lục hạp chi nội: nói về bên trong Tính và Phận của vạn vật.
[lv] Biện: phân biệt thị phi mà để bình phẩm theo một chiều nào.
[lvi] Phân dã giả, hữu bất phân dĩ: phân, là phân biệt thị phi; bất phân, là
không thiên hẳn bên nào, mà chỉ gìn giữ thế quân bình của thị hay phi.
Biện dã giả, hữu bất biện dã: biện, đây là biện bác (tranh luận). Tranh