giờ cũng bằng nhau, luôn luôn quân bình. Cũng gọi là Thiên Nghê. (Ngụ
ngôn)
ở thiên Thiên Địa viết:" Thiên Địa tuy đại, kỷ hóa quân dã" (Trời Đất tuy
lớn mà sự biến hóa đều quân bình cả). đó là ông giải cái nghĩa của Thiên
Quân và đây là yếu chỉ của toàn thiên Tề Vật.
[xxxiv] Lưỡng hành: không lìa khỏi thị phi mà lại được đến chỗ không có
thị phi.
So sánh câu "tri vong thị phi" của Trang- tử:" vong thị phi" đâu phải là
không biết thị phi, mà thật ra, là vượt lên trên thị phi, sau khi thật biết rõ
thế nào là thị phi.
Bực đạt Đạo không phải là người không phân biệt thị phi(như kẻ ngu) mà
là kẻ đã rành lẽ thị phi, hg đẫ vượt lên cả thị phi để mà điều khiển nó. Cũng
như Đạo gồm cả Âm Dương và vượt lên cả Âm Dương để điều khiển cả Âm
Dương. Cho nên mới nói " Thánh nhân hòa chi dĩ thị phi, nhi hưu hồ Thiên
Quân "
Daisetz T. Suzuki nói rằng:" Đây là một thứ nghịch thuyết về triết học sâu
sắc nhất: "biện bất biện, và bất biện biện… " D.T.Suzuki nói đây là nói về
thuyết Bát- Nhã Bình- Đẳng của Phật giáo, nhưng nó cũng đồng một nghĩa
với thuyết Tề Vật của Trang- tử.
[xxxv] Tức là thuyết" Huyền đồng vật ngã" của Lão tử.
[xxxvi] đó là phép "dĩ bất biến ứng vạn biến": thị phi nối đuôi nhau mà
sinh ra, không biết đâu là đầu mối, như trên một cái vòng tròn. Nhân thị
mà sanh phi, nhân phi mà sanh thị, miên miên bất tuyệt.
[xxxvii] Chí: đến nơi, đến chốn (cùng tận).
[xxxviii] Phong: có cảnh giới. Tuy thấy là có cảnh giới, nhưng chưa bị
phân đây đó.
[xxxix] Đạo, thì gồm cả thị phi và vượt lên trên cả Thụ với Phi. Nếu lại
chia- phân Thị Phi thì Đạo như giảm bớt(khuy). Nhân thế người ta mới bày
ra Nhân, Nghĩa, Lễ… tức là" ái" nghĩa là lòng Nhân- ái(yêu thương) để
hòa hợp lại những gì đã bị chia phân. Lão tử cũng nói: Đại Đạo phề, hữu
Nhân Nghĩa… Theo Trang- tử, cũng như Lão tử, đó là công việc miễn
cưỡng giả tạo: không bao giờ nối lại Vật Ngã(hay Nhi Ngã) một khi đã bị