[xvii] Lự: lo nghĩ nhiều
Thán: thương xót
Biến: hay phản phúc
Nhiệt: kinh hãi
Diêu: phù phiếm, khinh phù
Dật: phóng túng
Khải: tình dục mở rộng
Thái: chỉ tánh tình dung mạo do trời phú cho.
[xviii] Không cho Thiên Tánh xuất hiện.
[xix] Ngôn giả hữu ngôn:
Chữ ngôn trước, là lời nói; chữ ngôn sau là nói lên một cái gì, tức là có
một ý nghĩa.
Có một ý nghĩa, thì dĩ nhiên lời nói đã bị hạn định, vì có hạn định thì nghĩa
nó mới rõ ràng. Và như vậy, lời nói không thể dùng để nói về Đạo, cái mà
không thể nào miêu tả được: Đạo khả Đạo, phi thường Đạo.
Chữ xuy ở đây là cùng một chữ dùng ở đọan văn trên:" xuy vạn bất đồng".
Gió thổi(như Đạo) thì không có tiếng, trỗi lên muôn tiếng khác nhau là vì
gặp các lỗ hổng lớn nhỏ bất đồng mà sanh ra. Cho nên mới nói:" ngôn phi
xuy dã"
[xx] Khấu âm: Tiếng kêu của con chim con vừa nở, ám chỉ lời nói vô nghĩa.
[xxi] Đạo thì chứa cả Chân và Ngụy; lời, cũng chứa cả Thị Phi. Như vậy,
trong ngôn từ, nếu nói đến Phải là có hàm chứa bên trong cái Quấy. Thế
thì dựa vào đâu mà biết rằng lời nói nào là thật Phải(phải tuyệt đối), lời
nói nào là thật Quấy(quấy tuyệt đối)? Bởi vậy mới nói: "Đạo sao lại dựa
vào Chân hay Ngụy; lời, sao lại dựa vào Thị với Phi".
[xxii] Đạo ô hổ vãng nhi bất tổn
(Đạo sao qua mà không còn)
Qua mà không còn, là chỉ về cái biến động của Đạo rất mau lẹ, trong một
cái chớp là đã biến mất không còn như trước nữa. Hạn chế Đạo vào một
ngôn từ " tịnh" và " bất biến" không thể được, vì vậy, Đạo không thể dùng
lời mà nói được. Cho nên mới nói" ngôn ô hồ tồn nhi bất khả". "Bất khả" là
không nói được(bất khả đạo). Lời hạn định biến thành một lẽ " tịnh", một