NAM HOA KINH - Trang 105

Quan niệm về bình đẳng của Trang tử không giống với quan niệm thông
thường của người đời. Bình đẳng của người thường hiểu là một thứ bình
đẳng hình thức máy móc, hiểu theo cái nghĩa nông cạn là san bằng mọi sự
mọi vật, bất chấp cái luật "bất bình đẳng tự nhiên" trong vạn vật cũng như
trong loài người: sang, hèn, trí, ngu, lớn, nhỏ, trai, gái… đều bắt buộc phải
uốn mình sống theo một khuôn khổ luân- lý, giáo dục, luật pháp giống
nhau. Nơi trường học, kẻ sáng, người tối, gái, trai…đều chịu chung một lối
giáo dục như nhau; người ta quên nghĩ đến cái cá tính đặc biệt của mỗi
người mỗi vật. Văn minh loài người sở dĩ không thể phát triển mau lẹ được
cũng vì quan niệm lạc lầm này. Trong nhiều chế độ người ta còn đề cao vai
trò của xã hội đến đỗi cá nhân không còn chỗ nào để thở được bằng cái mũi
của mình, xem được theo cặp mắt của mình, cảm được theo quả tim của
mình nữa, mà suốt đời chỉ biết nhận những chỉ thị của bề trên, và sống rập
theo một khuôn khổ đã ấn định chung cho tất cả mọi người.
Theo Trang tử, "tính" của vật không đồng nhau, tức là chỗ mà nhà xã hội
học ngày nay gọi là "những bất bình đẳng tự nhiên". Vậy, chỗ "không
đồng" (bất đồng) của vạn vật, ta phải biết "nhận lãnh", biết "chịu" nó, và
hãy để cho mỗi vật tự do sống theo cái sống của nó. Đó là nhân chỗ "bất
đồng" mà làm cho vạn vật "đồng nhau" vì mỗi vật đã được tự do sống theo
"bản tính" của mình.
Tất cả mọi chế độ chánh trị, xã hội, luân- lý từ xưa đến nay đều, ít hay
nhiều, quy định một cái tận thiện mẫu để làm tiêu chuẩn chung cho tư
tưởng hành vi con người và bắt buộc người người đều theo đó mà sống. Đó
là cưỡng ép chỗ "không thể đồng" phải "đồng nhau". Phải chăng là điều rất
sai với tự nhiên, làm thống khổ con người vô cùng! Mỗi vật đều có cái tính
tự nhiên của nó: sự ưa ghét cũng vì đó mà không thể "đồng" nhau. Nay lại
cưỡng ép người người đều phải thừa nhận một lẽ phải khác với cái lẽ phải
của họ, khác với lòng hiếu ố riêng của họ, là làm cho họ mất tự do sống
theo cái Sống của họ. Cho nên, Tự Do và Bình đẳng không thể đi đôi với
nhau được: hễ được Tự Do thì không bình đẳng, mà theo bình đẳng, cái thứ
bình đẳng san bằng mọi vật, thì mất tự do.
Theo Trang tử thì không phải vậy. Tự Do và bình đẳng lại đi đôi với nhau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.