phi, phi tức là thị: cả hai là đồng nhất. Bởi vậy, Trang tử mới nói: "vật,
không vật nào là không phải "đây", không vật nào là không phải "đó"(…)
"Đó" cũng là "đây" mà "đây" cũng là "đó".
"Đó" và "đây" đã là một, thì "đó" và "đây" riêng ra, đâu có thật. Hay nói
một cách khác: cái phải của "đây" là cái quấy của "đó", mà ’đó" là ’đây’,
"đây" là "đó" thì chung quy phải và quấy là một vậy.
"Đây" và ‘đó" đã vô định, thì phải và quấy cũng vô định, vậy mà người đời
lại muốn định phải quấy nên mới có sự tranh biện và giành phần phải cho
mình. Nhưng, tranh biện nhau có đủ để rõ đặng đâu là phải, đâu là quấy
chăng?
Thiên Tề- Vật- Luận nói: "Ta với ngươi cùng tranh biện: ngươi không được
ta, ta không thắng được ngươi, vậy ngươi hẳn là đã phải, mà ta hẳn là đã
quấy chưa? Nếu ta thắng được ngươi; ngươi không thắng được ta, vậy ta
hẳn là đã phải, mà ngươi hẳn đã là quấy chưa? Hay là, khi thì phải, khi thì
quấy hay sao? Hay là, cả hai chúng ta đều phải cả, hoặc cùng quấy cả hay
sao? Ta và ngươi không thể biết được nhau, thì người người đành phải chịu
tối tăm rồi! Ta phải nhờ ai chính lại việc ấy? Nhờ kẻ đồng với ngươi thì làm
sao chính được việc đó! Cậy người khác với ta và ngươi, để chính lại việc
đó ư? Nó đã khác với ta và khác với ngươi, thì làm sao chính lại được việc
đó? Cậy người đồng với ta và đồng với ngươi thì làm sao chính được việc
đó? Vậy thì ta với ngươi cùng với người đó đều không thể biết nhau được,
sao phải chờ người đó làm gì?"
Vậy thì, tuy tranh biện mà phải quấy cũng không sao định đặng. Là vì còn
thấy có "đó", có "đây". Khi mà lòng mình không còn chia phân Nhi Ngã,
sống được trong cái Sống- một của Đạo rồi, thì "đó" là "đây", "đây" là
"đó", vấn đề phải quấy, thiện ác tự nhiên theo đó cũng tiêu tan như một cơn
mộng mị. Một nhà Đạo học ấn độ ngày nay, J. KRISNAMURTI, nói rất chí
lý: "không có vấn đề nào để giải quyết cả: chỉ có cái Sống để sống mà
thôi".
***
"Phải" là một lẽ vô cùng; quấy cũng là một lẽ vô cùng" nghĩa là pahỉ và
quấy như trên cái vòng tròn, không biết đâu là khởi điểm. Ta cần đứng ở